Phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bằng hệ thống trong dạy học chương I - sinh học lớp 11 - trung học phổ thông (Trang 28)

Bằng sử dụng phiếu điều tra kết hợp quan sát sư phạm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học Sinh học 11 THPT ở 3 trường trên địa bàn huyện Kiến Thụy - thành phố Hải phòng để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin trong học tập.

1.3.2. Kết quả điều tra

1.3.2.1. Về nhận thức của Giáo viên đối với việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin

Với việc sử dụng phiếu khảo sát 1 (xem phần phụ lục) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức của GV đối với việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ (%)

1. Thầy, cô đã từng rèn luyện cho HS những kỹ năng học tập nào sau đây…

1. Kỹ năng xử lý thông tin 70, 4% 2. Kỹ năng giải bài tập 94, 2% 3. Kỹ năng lập sơ đồ, bảng hệ thống 45, 1% 4. Kỹ năng sử dụng SGK 82, 15% 5. Kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và

xử lý thông tin

6, 28%

2. Thầy, cô hiểu kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin có nghĩa là…

1. Là khả năng học sinh sử dụng ngôn ngữ của chính mình…

80, 25%

2. Là khả năng học sinh trình bày lại được nội dung kiến thức như SGK

19, 5%

3. Là khả năng HS trả lời được các câu hỏi 18% 3. Theo thầy, cô

việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin trong học tập có ý nghĩa gì?

1. Giúp ghi nhớ kiến thức 30, 4 % 2. Giúp thông hiểu kiến thức 45, 12% 3. Giúp trau dồi khả năng sử dụng ngôn

ngữ, phát triển tư duy logic, năng lực khái quát hóa

94, 68%

4. Không có vai trò gì quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh

0%

4. Theo thầy, cô để rèn kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin có thể sử dụng biện pháp… 1. Lập sơ đồ 9, 4% 2. Lập bảng hệ thống 10, 5% 3. Diễn đạt bằng lời 30, 1%

Các cách diễn đạt kết quả học tập

Mức độ sử dụng

Qua kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét:

- Đa số GV hiểu đúng về bản chất của kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin trong học tập

- Phần lớn GV đã thấy rõ được vai trò to lớn của việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin đó là giúp trau dồi về mặt ngôn ngữ, phát triển tư duy logic và khả năng khái quát hóa. Tuy nhiên, do nhận thức về kỹ năng này còn hạn chế nên GV chưa thấy được ý nghĩa quan trọng của kỹ năng này trong việc giúp ghi nhớ và thông hiểu kiến thức.

- Xuất phát từ lý do nhận thức còn hạn chế về kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin nên đa số GV còn băn khoăn, trở ngại trong vấn đề: phải rèn luyện kỹ năng trên như thế nào?

1.3.2.2. Về việc thực hiện của giáo viên trong rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin

Với việc sử dụng phiếu khảo sát số 2 (xem phần phụ lục) kết hợp phương pháp quan sát sư phạm, chúng tôi thu được một số kết quả:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về việc thực hiện của GV trong rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin

Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Rèn kỹ năng lập bảng hệ thống 44, 3% 33, 7% 15,4% 6, 6% Rèn kỹ năng lập sơ đồ 35, 2% 38, 5% 18, 5% 7, 8% Rèn kỹ năng ghi tóm tắt 94, 5% 6, 5% 0% 0% Rèn kỹ năng lập dàn ý 20,5 % 25, 4% 30,1% 24% Rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời 92, 4% 4,5% 3,1% 0%

Như vậy, qua kết quả phân tích số liệu ở bảng trên cũng như qua dự giờ, phỏng vấn trao đổi với GV có thể thấy: hiện nay trong dạy học Sinh học ở THPT các GV đã bước đầu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập cho HS. Trong đó, một số kỹ năng rất được nhiều GV quan tâm chú trọng rèn luyện như: kỹ năng diễn đạt bằng lời, kỹ năng ghi tóm tắt…Tuy nhiên, 1 số kỹ năng như lập bảng hệ thống, lập sơ đồ còn rèn luyện chưa thường xuyên. Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do đội ngũ GV vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận hệ thống lý thuyết về việc rèn luyện kỹ năng này, do đó gặp khó khăn trong vấn đề triển khai phương pháp.

1.3.2.3. Về khả năng diễn đạt kết quả học tập của học sinh

Kết quả thu được sau khi sử dụng phiếu khảo sát số 3 (xem phụ lục):

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về khả năng diễn đạt kết quả học tập của HS

Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ (%)

1. Khi GV đặt câu hỏi mà câu trả lời có trong SGK thì em thường chọn cách trả lời…

1. Đọc lại nội dung phần cần trả lời có trong sách

90,2% 2. Đọc nội dung phần trả lời có trong sách,

suy ngẫm và diễn đạt lại theo cách hiểu của mình

9, 8%

2. Khi phải nghiên cứu nội dung SGK để hoàn thành một sơ đồ hay bảng hệ thống, em thường…

1. Tìm nội dung trong SGK và chép lại vào chỗ thích hợp

86,1 % 2. Tìm nội dung trong SGK, đọc hiểu sau

đó diễn đạt lại vào bảng hoặc sơ đồ theo ý hiểu của mình 13, 9% 3. Khó khăn của em trong diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin là…

1. Không biết sử dụng biện pháp nào để diễn đạt lại nội dung kiến thức

45,7%

2. Có biết một số biện pháp như lập sơ đồ, bảng hệ thống…nhưng kỹ năng thực hiện chưa tốt

50, 1%

3. Không biết một số biện pháp như: lập sơ đồ, bảng hệ thống…nên sử dụng phù hợp trong những điều kiện nào

4, 2%

4. Thái độ của em đối với môn Sinh học?

1. Yêu thích môn học 19, 8%

2. Chỉ coi môn học là nhiệm vụ 64, 5% 3. Không có hứng thú với môn học 15,7%

Qua kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi thấy:

- Đa số HS chỉ coi việc học môn Sinh học là nhiệm vụ bắt buộc. Cũng có một bộ phận các em HS thấy yêu thích môn học nhưng con số này không nhiều, bên cạnh đó 1 bộ phận HS tỏ ra không thấy hứng thú với môn học do môn Sinh nhiều lý thuyết khó mà các em lại không có phương pháp học tập hiệu quả. - Qua phiếu khảo sát cũng như qua dự giờ, nghiên cứu vở HS, xem 1 số bài kiểm tra nhỏ (dưới hình thức phiếu học tập) chúng tôi nhận thấy trong vấn đề diễn đạt lại kết quả học tập nhiều em HS chưa có kỹ năng thực hiện, phần lớn các em chưa tích cực trong hoạt động tư duy mà chủ yếu phụ thuộc nhiều vào SGK, chỉ chép lại hoặc đọc lại những nội dung có sẵn trong sách.

- Qua phỏng vấn kết hợp phân tích kết quả phiếu khảo sát cho thấy rất nhiều HS có ý kiến là gặp trở ngại trong việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, bảng hệ thống vì chưa có được 1 hướng dẫn cụ thể.

Từ những thực trạng trên cho thấy việc hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết cũng như đề xuất các biện pháp thực hiện rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng là rất cần thiết

CHƢƠNG 2

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BẰNG SƠ ĐỒ, BẢNG HỆ THỐNG

2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chƣơng I - Sinh học 11 - Trung học phổ thông

2.1.1. Các mạch kiến thức

Chương I - Sinh học 11 với chủ đề: "Chuyển hóa vật chất và năng lượng" ở cấp tổ chức cơ thể đa bào, thông qua hai đối tượng là cơ thể thực vật và động vật. Ở chương trình sinh học 10, HS đã được học về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể đơn bào. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp cơ thể đa bào tuy bản chất cũng diễn ra trong tế bào nhưng phạm vi diễn biến lại rộng hơn; nghĩa là vật chất được hấp thụ từ môi trường ngoài vào cơ quan hay hệ cơ quan rồi biến đổi, vận chuyển đến gian bào, hấp thụ vào tế bào, diễn ra chuyển hoá trong tế bào. Tuy nhiên, những chuyển hoá trong tế bào đã học ở lớp 10, không dạy lại. Chính vì vậy, ở Sinh học 11 tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Quá trình thu nhận các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể qua cơ quan hay hệ cơ quan.

- Quá trình biến đổi các chất mới thu nhận thành các chất có thể hấp thụ rồi vận chuyển đến tế bào

- Quá trình đào thải, bài xuất các chất và dạng năng lượng không cần cho cơ thể từ tế bào chất qua cơ quan hay hệ cơ quan ra môi trường ngoài.

Như vậy, mạch kiến thức ở đây là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được tiếp bước của chương trình Sinh học 10 nhưng ở cấp độ cao hơn (cấp độ cơ thể). Do vậy, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn cho HS hướng tới cái chung của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể đa bào. Mặc dù SGK hiện nay còn viết chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật riêng và động vật riêng nhưng khi dạy, GV cần phải nhấn mạnh đặc điểm tương đồng từ các đặc điểm riêng ở thực vật và động vật.

2.1.2. Tính logic của kiến thức

Chương I - Sinh học 11 được trình bày theo logic chặt chẽ. Mặc dù gồm nhiều bài nhỏ nhưng thực chất bao gồm có 3 vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất đó là quá trình hấp thụ vật chất và năng lượng của cơ thể: ở cơ thể đa bào, thu nhận vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể ở dạng nhất định, bằng cơ quan nhất định, theo cơ chế nhất định, vật chất và năng lượng được biến đổi một phần trong cơ quan thu nhận.

- Thứ hai là quá trình vận chuyển các chất được hấp thụ đến tế bào để chuyển hoá.

- Thứ ba là quá trình đào thải các chất không cần cho cơ thể: Các chất không cần thiết được đào thải từ tế bào qua các cơ quan ra môi trường ngoài.

Như vậy, có thể thấy 3 vấn đề trên có một mối liên hệ mật thiết với nhau, đó chính là 3 giai đoạn của một quá trình: chuyển hóa vật chất và năng lượng. Do vậy, trong quá trình dạy học, GV không chỉ có thể tổ chức cho HS lập bảng hệ thống hay sơ đồ theo giai đoạn mà còn cần thiết phải chỉ ra được mối quan hệ thống nhất giữa 3 giai đoạn trên bằng sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức.

Chính vì các mạch kiến thức và tính logic nội dung như vậy nên việc rèn luyện cho HS các kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống trong học tập chương I là cần thiết và mang tính khả thi.

2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt

Chương I – Sinh học 11 gồm có 22 bài với 18 bài lý thuyết và 4 bài thực hành. Theo chuẩn kiến thức – kỹ năng của bộ giáo dục và đào tạo thì khi học chương này HS cần đạt:

*Chủ đề1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật:

A, Trao đổi nước ở thực vật:

- Phân biệt được trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển háo vật chất và năng lượng trong tế bào

- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật

- Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật

- Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lý mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng

- Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường

+ Kỹ năng: Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước

B, Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật:

+ Kiến thức:

- Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật

- Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng

- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật

- Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất và gian bào

- Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường

- Trình bày được vai trò của nitơ, sự đồng hóa nitơ khoáng và nitơ tự do trong khí quyển

- Giải thích được sự bón phân hợp lý tạo năng suất cao của cây trồng

+ Kỹ năng:

- Biết bố trí một thí nghiệm về phân bón

C, Quá trình quang hợp ở thục vật:

- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp

- Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp - Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 bao gồm pha sáng

và pha tối

- Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt dới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao

- Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp

- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường

- Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng - Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế

- Nêu được trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao

+ Kỹ năng:

- Làm được thí nghiệm phân tích các sắc tố chính

D, Quá trình hô hấp ở thực vật:

+Kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp

- Nêu được ti thể là cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thục vật - Phân biệt được hô hấp hiếu khí và lên men

- Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp - Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài ánh sáng

- Nêu được quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm…

+Kỹ năng:

*Chủ đề 2: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật

A, Tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau:

+Kiến thức:

- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào

- Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.

+Kỹ năng:

- Thực hành được một thí nghiệm đơn giản về tiêu hóa

B, Hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau:

+Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau

+Kỹ năng:

- Thực hành được một thí nghiệm đơn giản về hô hấp

C, Vận chuyển các chất trong cơ thể (sự tuần hoàn máu và dịch mô):

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bằng hệ thống trong dạy học chương I - sinh học lớp 11 - trung học phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)