THẢO QUYẾT MINH

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 132)

- Một số saponin có tác dụng chống viêm Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

5. Tác dụng sinh lý và công dụng

THẢO QUYẾT MINH

Còn gọi là hạt muồng, quyết minh, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời.

Tên khoa học Cassia tora L.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae. Ta dùng thảo quyết minh là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Đặc điểm sinh vật học

Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 0.3-0.9m, có khi cao tới 1.5m. Lá mọc so le, kép, lông chim dìa chẵn, gồm 2 đến 4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá mở rộng ra, dài 3-5cm, rộng 15-25mm. Hoa mọc từ 1-3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5-7mm, rộng 2.5-3mm, hai đầu vát chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Công dụng: Theo tài liệu cổ thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào hai kinh

can và thận, có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.

Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa bệnh đau mắt, người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc lào, bệnh chàm mặt của trẻ em. Qua nghiên cứu hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết áp, Nhức đầu, hoa mắt. uống thảo quyết minh đại tiện rễ dàng mà không đau bụng, phân mềm lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

ĐẠI HOÀNG

Đặc điểm sinh vật học: Cây thảo sống lâu

năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ - Radix et Rhizoma Rher, Thường gọi là Ðại hoàng

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc, được nhập trồng ở vùng núi cao mát, ẩm. Trồng bằng gieo hạt. Sau 3 năm đã có thu hoạch. Ðào cả cây vào tháng 8-10, cắt bỏ thân, chồi, rễ con, lấy củ; cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên hay bổ ra phơi khô. Có thể ủ cho mềm, thái lát mỏng, sấy nhẹ đến khô rồi tẩm rượu sao qua.

Thành phần hoá học: Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có tanin (rheotanoglucosid) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy là rheoanthraglucosid. Trong loại sau này có các chất chủ yếu sau: Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion.

Tính vị, tác dụng: Ðại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Làm thuốc tẩy, uống ít nhuận tràng, uống nhiều xổ; cũng dùng chứa bế kinh, vàng da. Ngày dùng 12-15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1-0,5g dạng bột.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

LÔ HỘI

Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi

(Liliaceae).

Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô

hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Thành phần hóa học:

+Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).

+Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dược Học).

+ Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991).

+ Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148).

+ Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).

+ Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

+Minh mục, trấn Tâm, sát trùng, giải độc Ba đậu (Khai Bảo Bản Thảo).

+Chuyên sát trùng, thanh nhiệt (Bản Thảo Cương Mục).

+Thanh nhiệt, nhuận hạ, mát gan, kiện Tỳ (Trung Dược Học). +Nhuận hạ, sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Cốt khí muồng, Muồng trâu...

Cốt khí củ, Hà thủ ô đỏ,

Ba kích, Dâm dương hoắc

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(144 trang)