Định nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 56)

- K strophanthin có tác dụng như ouabain nhưng kém độc hơn (2 lần).

1.Định nghĩa

Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao.

Saponin có một số tính chất đặc biệt:

- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch.

- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.

- Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên.

- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa, đi lỏng.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác. Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng),

Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ: sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.

Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.

Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất.

Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin.

Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm.

Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 56)