PHAN TẢ DIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 126)

- Một số saponin có tác dụng chống viêm Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

5. Tác dụng sinh lý và công dụng

PHAN TẢ DIỆP

Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cas-sia acutifolia Delile.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Phan tả diệp là vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y và là một vị thuốc phải nhập. Trước đây tây y nhập của Pháp, Pháp lại phải nhập của các nước khác về bán sang ta. Đông y thì nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng lại nhập về bán sang ta. nhiều người tưởng đó là vị thuốc của Trung Quốc.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Đặc điểm sinh học

Phan tả diệp Cassia angustifolia Vahl là một loại cây nhỏ cao chừng 1m. Lá kép lông chim chẵn, thường gồm 5 đến 8 đôi, cuống ngắn, phiến lá chét về phía cuống hơi không đối xứng. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 6-14 hoa, cánh hoa màu vàng 10 nhị: nhị phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị ở giữa cùng lớn, 3 nhị ở dưới cong queo. Qủa đậu hình túi, 4-6cm, rộng 1-17cm, khi còn non áo lông trắng mềm, về sau rụng đi, trong quả có 4-7 hạt.

Tại những nơi cây mọc, mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 3 năm sau.

Cây Cassia acutifolia Delile so với cây trên gần giống chỉ khác ở chỗ lá phần lớn hình trứng rộng hơn, hoa nhỏ hơn, quả ngắn nhưng rộng hơn, 2-2,5cm.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Thành phần hóa học

hoạt chất của phan tả diệp là angtraglucozit với tỉ lệ từ 1-1,5% angtraglucozit toàn bộ, biểu thị bằng emodin trong đó có 90% ở dạng kết hợp. Thành phần chủ yếu các angtraglucozit đó là: Xenozit A (sennozit A) và xenozit B tức là chất dihydro dirien anthron glucozit. Ngoài ra, một chất thứ ba đã được xác định là aloe.emodin tự do và rein.

Những chất khác là kaempferola C10H6O2(OH)4 và izoramnetin, Xenozit A: C42H38O20 có tinh thể hình phiến, độ chảy 200o-240oC, (a)20D=-164o (60% axeton). Khi tác dụng với axit loãng sẽ cho 2 phân tử glucoza và một phân tử xenidin không tinh thể, màu vàng.

Xenozit B:C42H38O20 có tinh thể hình kim màu vàng tươi, độ chảy 180o-186oC, (a)20D=100o, D là đồng phản lập thể của xenozit A do H ở vị trí 10 và 10’ không giống nhau. Xenozit B là dạng meso.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Tác dụng dược lý

Tùy theo liều, phan tả diệp có tác dụng nhuận tràng (phân mềm sau khi uống 5-7 giờ) hoặc tẩy mạnh (phân lỏng có đau bụng). Nếu liều mạnh nữa, có thể đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ. Tác dụng tẩy kéo dài 1-2 ngày, sau đó không bị táo lại.

Theo dõi tác dụng trên ruột mèo bằng X quang và nghiên cứu trên khúc ruột cô lập, người ta thấy:

Cử động dạ dày ít bị thay đổi.

Không có tác dụng đối với ruột non, chỉ tác dụng lên ruột già do nhu động của đầu ruột già được tăng lên và tác động chống nhu động bình thường bị tê liệt.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Dù có lấy đi phần tuỷ sống vùng lưng và hông, nghĩa là loại bỏ tác dụng kích thích của trung ương thần kinh, tác dụng tẩy vẫn còn.

Tác dụng tẩy có thể xuất hiện sau 1-5 giờ. Dùng liều cao, tác dụng lên cả cơ trơn của bàng quang và tử cung cho nên phải thận trọng khi dùng cho người có thai hay viêm bàng quang, viêm tử cung.

Antraglucozit bài tiết qua nước tiểu và sữa cho con bú mẹ đã dùng phan tả diệp có thể cũng đi ỉa lỏng.

Tùy theo loại phan tả diệp, có khi thấy đau bụng mạnh, người ta cho rằng nguyên nhân gây đau bụng là do một chất men. Khi ngâm lá phan tả trong 24 giờ trước với 4 phần rượu 95o, tính chất gây đau bụng có giảm bớt nhưng đồng thời tác dụng tẩy cũng bị giảm.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Công dụng và liều dùng

Phan tả diệp được dùng cả trong đông y và tây y.

Theo tài liệu cổ phan tả diệp vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng. Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Thể hư và phụ nữ có thai không dùng được. Hiện dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa: Ngày 1-2g, nhuận tràng với liều 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(144 trang)