Nhóm dimer

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 104)

- Một số saponin có tác dụng chống viêm Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

2. Cấu trúc hoá học, phân loạ

2.3. Nhóm dimer

Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng anthron bị oxy hoá rồi trùng hợp với nhau tạo thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất dehydrodianthron, ví dụ sự tạo thành hypericin là chất có trong cây Hypericum perforatum, có tác dụng kháng khuẩn dùng chữa viêm dạ dày, ruột, răng, miệng.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Một số ví dụ khác là các chất: ararobinol (có trong cốt khí muồng và trong các loài Rumex spp.), sennosid A,B,C (có trong Phan tả diệp) hoặc rheidin A,B,C (có trong Đại hoàng). Khi tạo thành dimer nếu 2 nửa phân tử giống nhau thì gọi là homodianthron ví dụ ararobinol, sennosid A,B; nếu 2 nửa phân tử không giống nhau thì gọi là heterodianthron ví dụ sennosid C, rheidin A. Trong chi Cassia người ta còn gặp một số dimer dạng dianthraquinon như cassianin, cassiamin. Loại dianthraquinon còn gặp trong một số loài nấm Penicillium.

Trong thực vật ngoài những dẫn chất anthranoid xếp vào 3 nhóm trên còn có những dẫn chất khác có một số nhóm thế đặc biệt, ví dụ chất fragilin có trong địa y Sphaerophorus globosus hoặc nalgiolaxin có trong nấm Penicillium có gốc Cl.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Các dẫn chất anthranoid được phân bố trong khoảng 30 họ thực vật khác nhau, chủ yếu là những cây 2 lá mầm. Các họ hay gặp: Caesalpiniaceae, Rhamnaceae, Rubiaceae, Polygonaceae.

Trong cây một lá mầm rất hiếm. Cho đến nay có 2 cây được biết: Lô hội -

Aloe spp. và Hemerocallis aurantiaca. Trong nấm, địa y cũng có. Trong động vật thì gặp trong các loài sâu như Coccus cacti, Kermococcus ilicus, Lacifer lacca. Dưới đây là bảng ghi một số dẫn chất anthranoid cùng với nguồn thực vật:

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

3. Tính chất, định tính, định lượng

Tính chất, định tính: (Chủ yếu nhóm nhuận tẩy).

- Những dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.

- Dễ thăng hoa nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng cách làm vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển vi, sẽ thấy hình kim màu vàng.

- Ở thể glycosid dễ tan trong nước, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether, chloroform và một số dung môi hữu cơ khác.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

- OH ở vị trí α thì có tinh acid yếu hơn ở vị trí β do tạo dây nối hydro với nhóm carbonyl nên các dẫn chất chỉ có OH a thì chỉ tan được trong dung

dịch NaOH. Các dẫn chất có OH β nhưng không có nhóm COOH trong phân tử thì tan được trong dung dịch NaOH và carbonat. Các dẫn chất có nhóm COOH thì tan trong dung dịch NaOH, carbonat, và cả hydrocarbonat.

- Dẫn chất oxyanthraquinon mà có ít nhất một nhóm OH α thì cho màu với Mg acetat trong cồn, ngoài ra màu đậm nhạt còn phụ thuộc vào các nhóm OH khác, nếu là dẫn chất 1,2-dihydroxy thì cho màu tím, 1,4-dihydroxy thì cho màu tía, còn 1,6 và 1,8 màu đỏ cam.

- Dẫn chất có 1,4-dihydroxy sẽ có huỳnh quang trong dung dịch acid acetic. Ngoài ra các dẫn chất này còn cho màu xanh dương rõ với H2SO4.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

- Các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy khi ở trong dung dịch kiềm tạo phenolat có màu đỏ và dưới ánh sáng U.V (365 nm) cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu. Dựa vào tính chất này để định tính (phản ứng Bortrager): lấy môt ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 25%, đun nhẹ để thủy phân glycosid (nếu có) ra dạng aglycon. Ðối với một số dẫn chất anthranol ví dụ barbaloin thì phải cho thêm một ít dung dịch H2O2 hoặc FeCl3 để chuyển sang dạng oxy hoá. Ðể nguội, lắc với một dung môi hữu cơ ví dụ ether, gạn lớp ether ra một ống nghiệm khác rồi thêm một ít dung dịch NaOH 10%. Lớp kiềm sẽ có màu đỏ.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Muốn phát hiện sự có mặt của acid chrysophanic trong hỗn hợp oxymethylanthraquinon có thể tiến hành như sau: sau khi thủy phân, hỗn hợp oxymethylanthraquinon được chiết bằng benzen, tách lớp benzen ra ống nghiệm, thêm dung dịch ammoniac và lắc đều, nếu lớp benzen còn màu vàng thì tách lớp benzen ra rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH, lớp NaOH có màu hồng còn lớp benzen mất màu thì sơ bộ kết luận trong hỗn hợp có mặt acid chrysophanic.

- Các dẫn chất anthranol có phản ứng với p-nitroso dimethylanilin để tạo thành azomethin có màu. Trong trường hợp các C-glycosid anthron thì có thể phát hiện bằng sự xuất hiện huỳnh quang khi có mặt natri borat (phản ứng Schouteten).

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

SẮC KÝ

Để sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid người ta đun bột dược liệu với MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký.

Ðể tách các glycosid, dùng silicagel G với các hệ dung môi sau: Ethylacetat - methanol - nước (100:17:13).

Ethylacetat - n-propanol - nước (4:4:3). Chloroform - methanol (4:1).

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hoá, thì chiết như sau: 0,2g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml H2SO4 25% và 1 ml dung dịch H2O2. Ðun sôi trong vài phút, để nguội, lắc với 4 ml chloroform, chấm dịch chloroform lên bản sắc ký tráng bằng siilicagel với NaOH 0,01 N, bản dày 0,25 mm, thực hiện trên 3 hệ dung môi tăng dần lượng acid như sau: (I) benzen - EtOH - AcOH (75:24:1); (II) hệ dung môi như trên (75:20:5); (III) hệ dung môi như trên (7:2:1). Dưới đây là Rf x 100 của một số dẫn chất anthraquinon (theo J.W.Fairbairn):

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Thuốc thử phát hiện:

a) dung dịch KOH trong cồn, quan sát ở ánh sáng thường và ánh sáng U.V. ở bước sóng dài.

b) dung dịch Mg acetat trong cồn.

c) Pyridin - methanol (1:1), thuốc thử này dùng để phân biệt các dẫn chất anthraquinon với các dẫn chất anthron, dianthron. Trên sắc đồ các dẫn chất anthraquinon cho màu vàng còn các dẫn chất anthron và dianthron cho màu tím.

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

QUANG PHỔ:

Phổ tử ngoại của các dẫn chất oxymethylanthraquinon thường có nhiều đỉnh: 4 đỉnh trong vùng 200-300 nm và một đỉnh ở vùng khả kiến trong khoảng 430-440 nm. Sau đây là phổ U.V. của một số chất:

Emodin 223 nm (log e 4,56) 254 (4,25) 267 (4,24) 290 (4,36) 440 (4,09). Chrysophanol 225 nm (4,57) 258 (4,33) 279 (4,01) 288 (4,07) 432 (4,08). Physcion 226 nm (4,45) 255 (4,22) 267 (4,25) 288 (4,22) 440 (4,02).

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆPBỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Aloe emodin 225 nm (4,59) 258 ( 4,36) 279 (4,03) 287 (4,03) 430 (4,03). Rhein 230 nm ( 4,57) 260 (4,34) 432 (4,07).

Phổ IR có những pic: 1630 cm-1 (C=O có dây nối hydro với -OH), 1670 (C=O tự do), 1570 (C=C thơm), 2890 (-CH=), 3400 (OH)

Định lượng ( nhóm nhuậm tẩy)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(144 trang)