Abrus precatorius L., Fabaceae

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 80)

- Một số saponin có tác dụng chống viêm Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

Abrus precatorius L., Fabaceae

Mô tả cây

Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

2. Tác dụng như coctison

Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

Công dụng và liều dùng

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.

1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.

NHÂN SÂM

Một phần của tài liệu Bài giảng môn cây dược liệu chương 2 nhóm cây dược liệu chứa glycoside (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(144 trang)