Cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta cần nâng cao vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống.
Trong xã hội Việt Nam, pháp luật bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, pháp luật của Nhà nƣớc ta tự nó đã bao hàm ý nghĩa đạo đức cao cả và đóng vai trò không thể thiếu trong việc bảo vệ nền đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong điều kiện nền kinhh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, pháp luật cần phải tác động tích cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các giá trị mới đƣợc hình thành và đi vào cuộc sống, mặt khác, pháp luật phải là
công cụ có hiệu lực trong việc đấu tranh bài trừ các thói hƣ tật xấu và ngăn ngừa sự xâm nhập của các phản giá trị, của lối sống xa lạ từ bên ngoài.
Hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật ở nƣớc ta trong thời gian qua đã chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong việc ghi nhận và bảo vệ các giá trị của dân tộc nhƣ thể hiện sự công bằng, dân chủ, nhân đạo, đảm bảo sự phát triển tự do và toàn diện cho con ngƣời. Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nƣớc bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [20; 13]. Những nguyên tắc cơ bản trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng đã đƣợc thể hiện trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đặc biệt là tinh thần yêu nƣớc và tinh thần nhân ái. Hiến pháp 1992 đã khẳng định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong đó có quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc đƣợc đặt ra xuất phát từ đƣờng lối, chính sách của Đảng cũng nhƣ truyền thống của dân tộc là dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc: “Công dân phải trung thành với tổ quốc, phản bội tổ quốc là tội lớn nhất” [20; 38], hay “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” [20; 38]. Trong các bộ luật khác nhƣ luật Hôn nhân gia đình chúng ta đều thấy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền thống đạo đức tốt đẹp đã đƣợc ghi nhận thành các quy phạm pháp luật “con có bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ… nghiêm cấm con có hành vi ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ” [Dẫn theo 22; 80]. Việc các giá trị đạo đức truyền thống đƣợc thể hiện trong các quy phạm pháp luật cũng sẽ là điều kiện tốt để chúng đƣợc bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, để các giá trị đạo đức truyền thống đó sớm đi vào ý thức ngƣời dân, hƣớng dẫn họ trong hành động thì phải hiện thực hóa pháp luật thông qua hình thức giáo dục, tuyên truyền, biến các quy phạm, các nguyên tắc thành ý thức của ngƣời dân về pháp luật. Đó là biện pháp cần thiết nhằm củng cố tình cảm, nghĩa vụ của công dân trƣớc những vấn đề chung của xã hội.
Trong thời gian vừa qua, dƣ luận xã hội lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức truyền thống của dân tộc nhƣ tham nhũng, buôn lậu, các tệ nạn xã hội… đây chính là lúc pháp luật thể hiện rõ sức mạnh của mình trong viêc lập lại kỷ cƣơng, xử lý thật nghiêm khắc những vụ án tham nhũng, buôn lậu để bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trƣờng xã hội trong sạch để tạo mọi điều kiện cho ngƣời dân tham gia vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
Trƣớc tình trạng các sản phẩm văn hóa bên ngoài xâm nhập ồ ạt vào nƣớc ta, pháp luật cũng cần có những quy định, biện pháp kiểm tra các luồng sản phẩm văn hóa đó bởi đây là lĩnh vực có ảnh hƣởng nhanh chóng đến lối sống của giới trẻ. Với đặc trƣng say mê và thích ứng nhanh với cái mới, giới trẻ dễ bị chệch hƣớng khi lựa chọn, dễ bị ảnh hƣởng xấu của các luồng văn hóa, tƣ tƣởng hiện đại nhƣng độc hại xâm nhập vào. Việc tăng quy định của pháp luật trong việc kiểm tra các sản phẩm văn hóa là biện pháp cần thiết giúp cho thanh niên biết lựa chọn các giá trị hiện đại mà vẫn phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản mang tính định hƣớng cho quá trình giữ gìn và pháp huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Dù không phải là tất cả nhƣng trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin nêu ra với mong muốn góp một phần suy nghĩ của mình đối với yêu cầu giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tóm lại, dƣới tác động của toàn cầu hoá, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đang có sự biến đổi. Một mặt, chúng đƣợc đại bộ phận nhân dân nhận thức đúng đắn và chuyển hoá thành sức mạnh vật chất phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, song, các giá trị đó cũng đang đứng trƣớc nguy cơ bị xói mòn, bị băng hoại. Chúng ta hội nhập để phát triển kinh tế, tiếp thu các giá trị văn hoá, văn minh của nhân loại nhƣng chúng ta phải giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống từ ngàn đời của dân tộc, bởi lẽ, những giá trị đạo đức truyền thống ấy không chỉ là bản sắc, là cội nguồn, cốt cách của con ngƣời Việt Nam mà còn là nguồn sức mạnh to lớn đủ sức nâng dân tộc ta lên tầm cao mới mà ở đó, chúng ta có khả năng khai thác tốt những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong đã nhận định: “Tài nguyên con ngƣời của mỗi quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá dân tộc. Đánh mất bản sắc văn hoá là đánh mất tiềm năng của nguồn lực con ngƣời” [41; 189]. Vì lẽ đó, việc thực hiện các giải pháp về kinh tế xã hội, giải pháp giáo dục và giải pháp về pháp luật là cần thiết để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Việt Nam là dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Những giá trị đạo đức truyền thống ấy đã làm thành bản sắc dân tộc Việt Nam, thành sức mạnh tinh thần giúp dân tộc Việt Nam vƣợt quá bao thử thách để tồn tại và phát triển đến ngày nay. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta dù có vấp phải mọi mƣu đồ thống trị, mọi âm mƣu đồng hóa của các thế lực phƣơng Đông và phƣơng Tây thì chúng ta đều chiến thắng và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không những không mất đi mà còn đƣợc làm phong phú, giàu có thêm.
Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã đặt các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trƣớc nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít những thach thức. Một mặt, các giá trị đạo đức truyền thống đƣợc tiếp cận, đƣợc bổ sung bởi các giá trị hiện đại nhƣng mặt khác, quá trình hội nhập cũng làm cho các giá trị đạo đức truyền thống bị xâm hại, bị xói mòn bởi sự du nhập của những sản phẩm văn hóa xa lạ, những phản giá trị. Trƣớc những cơ hội và thách thức, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã có sự biến đổi mạnh mẽ:
Yêu nƣớc không chỉ là bảo vệ vững chắc tổ quốc, gắn bó với quê hƣơng, cộng đồng mà còn là hoạt động không ngừng phục vụ hết mình cho sự nghiệp đổi mới. Yêu nƣớc đã biến thành những hành động cụ thể trong lao động sản xuất, trong học tập để đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vững bƣớc tiến lên theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Chữ hiếu một mặt thể hiện trong việc chăm lo đến mọi mặt đời sống nhân dân của Đảng, nhà nƣớc, một mặt là sự cố kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái.
Tinh thần nhân ái tỏ rõ sức mạnh qua các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo và các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Bên cạnh những biến đổi theo hƣớng tích cực đó, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam có dấu hiệu suy giảm ở một bộ phận nhân dân với những biểu hiện coi nhẹ giá trị đạo đức truyền thống, mơ hồ về lý tƣởng phấn đấu, sự phai nhạt tình cảm trong gia đình, tình trạng bạo lực trong xã hội… đặc biệt là hiện tƣợng tham nhũng đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
Trƣớc những biến đổi trên, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cần kết hợp chặt chẽ giữa việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho toàn xã hội với việc tăng cƣờng vai trò của pháp luật và hoàn thiện các chính sách về kinh tế - xã hội của Đảng nhằm hạn chế những biến đổi tiêu cực và thúc đẩy mạnh hơn nữa những biến đổi tích cực để các giá trị đạo đức truyền thống tiếp tục khẳng định đƣợc vai trò của mình trong đời sống hiện đại. Mác đã từng nói: “lực lƣợng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất nhƣng lý luận cũng sẽ trở thành vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, vì vậy, mỗi con ngƣời Việt Nam chúng ta hãy giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống để nó thực sự biến thành “lực lƣợng vật chất” giúp nhân dân ta vững bƣớc trong quá trình hội nhập và thực hiện đƣợc mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nhƣ Đảng và nhân dân ta mong đợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Ân (2003), Toàn cầu hoá và nhiệm vụ của khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí Triết học, tháng 10.
2. Lê Thị Tuyết Ba (1999), Bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 2. 3. Lƣơng Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hoá: cơ hội và những thách thức,
Tạp chí Triết học, số 3, tháng 6.
5. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Vấn đề khai thác giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển, Tạp chí Triết học, số 2, tháng 4.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb, CTQG, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn văn Phúc (chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hành TW khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành TW khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị lần thứ Bảy, ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Hà Nội.
14. Phạm Văn Đức (2001), Một số thách thức của quá trình toàn cầu hoá đối với Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 4, tháng 7.
15. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb, KHXH.
16. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong thời kì mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1997), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb KHXH, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (2004), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG.
20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nxb Sự thật, Hà Nội 21. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khoa Triết học (2000), Giáo trình
Đạo đức học, Nxb CTQG.
22. Nguyễn Thị Học (2003), Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam, luận án thạc sĩ triết học, H, ĐHKHXH&NV.
23. Nguyễn Văn Huyên (1995), Một số chuẩn mực ƣu trội khi nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 3
24. Nguyễn Văn Huyên (1995), Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nƣớc, dân tộc,Tạp chí Triết học, số 4, tháng 8. 25. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối
26. Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội - con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (2001), Nxb CTQG, Hà Nội.
28. C. Mác - P. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội. 29. C. Mác - P. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập10, Nxb CTQG, Hà Nội.
37. Đỗ Mƣời (1993), Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Trƣờng Lƣu (1999), Văn hóa một số vấn đề lí luận, Nxb CTQG, Hà Nội. 39. Phan Huy Lê- Chung Á (1997), Các giá trị truyền thống và con người Việt
Nam hiện nay, tập 3, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Lý (1999), Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, Tạp chí Triết học, số 2, tháng 4.
41. Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại (1998), Nxb giáo dục, Hà Nội.
42. Lê Hữu Nghĩa (2000), Vấn đề toàn cầu hóa - phƣơng pháp luận tiếp cận triết học, Tạp chí Cộng sản, số 24, tháng 12.
43. Lê Hữu Nghĩa (2004), Toàn cầu hóa: Những vấn đề lí luận, Nxb CTQG Hà Nội. 44. Hoàng Phê và cuộc sống (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – trung tâm
45. Hồ Sỹ Quý (2002), Toàn cầu hoá và sự biến động của một số giá trị ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3.
46. Hồ Sỹ Quý (2005), Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb CTQG, Hà Nội.