Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) lần đầu tiên đƣợc đƣa vào từ điển tiếng Anh năm 1961, nhƣng mãi đến năm 1980 thuật ngữ này mới đƣợc sử dụng rộng rãi. Ngày nay, toàn cầu hoá đã trở thành một hiện tƣợng thực tế ngày càng hiển hiện và lan toả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong thế giới. Hiện tƣợng này tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ kinh tế mà còn cả chính trị, văn hoá, xã hội... và đang trở thành cơn lốc cuốn hút hấu hết các khu vực và các nƣớc trên thế giới; chi phối những biến đổi của tình hình thế giới hiện nay và sắp tới.
Bàn về vấn đề toàn cầu hoá có nhiều ý kiến khác nhau và chƣa có sự thống nhất.
Theo tác giả Phạm Thái Việt:
1. “Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp thể hiện ra dƣới dạng những dòng tƣ tƣởng, tƣ bản, kỹ thuật và hàng hóa ở quy mô lớn đang tăng tốc và khuyếch trƣơng trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của chúng ta”
2. “Toàn cầu hóa đƣợc hiểu nhƣ cách thức diễn đạt một cách ngắn gọn quá trình mở rộng phổ biến các quan hệ sản xuất, giao tiếp và công nghệ ra khắp thế giới. Quá trình này làm cho các hoạt động kinh tế và văn hóa đan bện vào nhau”
3. “Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập các nền kinh tế trên thế giới thành một nền kinh tế chung nhất. Quá trình này đƣợc tính kể từ đầu thế kỷ XX khi mà các đế chế ở Châu Âu trở nên phụ thuộc vào các thuộc địa của chúng và ngƣợc lại”.
4. “Toàn cầu hóa là phƣơng Tây hóa (đặc biệt là Mỹ hóa) hay hiện đại hóa. Nó là cơ chế hủy diệt những nền văn hóa và những thể chế ngự trị hiện hành để thay vào đó bằng một cấu trúc xã hội nhất dạng (chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa xã hội)….” [61 ;92, 22 – 24]
Trong cuốn “Chiếc xe Lexus và cây Oliu. Toàn cầu hóa là gì? ” Tác giả Thomas Friedman cho rằng, toàn cầu hóa là sự hội nhập không thể đảo ngƣợc giữa thị trƣờng, quốc gia và công nghệ tối mức chƣa từng có – theo phƣơng cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nƣớc vƣơn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết.
Theo quan niệm của Uỷ ban Châu Âu: “Toàn cầu hoá có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là một quá trình mà thông qua đó thị trƣờng và sản xuất ở nhiều nƣớc khác nhau ngày càng trở lên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng nhƣ do có sự lƣu thông vốn tƣ bản và công nghệ. Đây không phải là hiện tƣợng mới mà là sự tiếp tục của một tiến
trình đã đƣợc khơi mào từ khá lâu”. [42; 71] Theo quan niệm này, thực chất toàn cầu hoá là toàn cầu kinh tế.
Theo giáo sƣ Lê Hữu Nghĩa: “Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ sự tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, là quá trình tạo ra sự giao lƣu phổ biến giữa các quốc gia, các khu vực và toàn thế giới” [43; 57].
Với những định nghĩa trên, có thể nói, cách hiểu về toàn cầu hóa còn nhiều khác biệt và chƣa có sự thống nhất. Điều đó phản ánh một thực tế: toàn cầu hóa là một hiện tƣợng rất phức tạp và do vậy, bản chất, nội dung của toàn cầu hóa cần đƣợc đi sâu khám phá và bổ xung thêm. Nhƣng dù có sự khác biệt về quan niệm ở những mức độ khác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà trước hết là lĩnh vực kinh tế, là một xu thế hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành hoạt động chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là xu thế xích lại gần nhau, hợp tác, bắt tay với nhau để cùng giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách toàn cầu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các dân tộc.
Xu thế quốc tế hoá trƣớc đây và toàn cầu hoá hiện nay ra đời gắn liền với sự phát sinh, vận động và phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, bắt nguồn từ sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lƣợng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế từ nền kinh tế thị trƣờng thế giới. Toàn cầu hoá là bƣớc phát triển cao, là giai đoạn chuyển biến về chất của quá trình quốc tế hoá. Khác với quốc tế hoá, toàn cầu hoá làm cho các mối liên hệ giữa các quốc gia dân tộc tăng lên chƣa từng có cả về bề rộng lẫn chiều sâu; phạm vi, quy mô quan hệ mở rộng ra toàn cầu, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới tác động mạnh vào chiều sâu bên trong của các mối quan hệ.
Là một quá trình phát triển, toàn cầu hoá không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác nhƣ văn hoá, xã hội, môi trƣờng... Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Toàn cầu hoá kinh tế (bộ phận cốt lõi của toàn cầu hoá) là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nƣớc, bao trùm hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch... Tuy nhiên, những lĩnh vực khác của toàn cầu hoá đều xuất phát từ những nguyên nhân và lí do kinh tế. Vì vậy, có thể nói toàn cầu hoá ngày nay chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế với những tác động sâu rộng của nó đến các mặt của đời sống xã hội nhƣ: quân sự, chính trị, văn hoá, môi trƣờng... và việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực này không thể liên quan đến toàn cầu hoá kinh tế.
Hình thức của toàn cầu hoá rất phong phú, đa dạng và diễn ra dƣới nhiều cấp độ khác nhau, có cấp độ bao gồm cả kinh tế và chính trị nhƣ liên minh châu Âu (EU); có cấp độ chỉ liên kết về kinh tế nhƣ hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), tổ chức hợp tác Á - Âu (ASEM); phổ biến là sự liên kết có tính chất chuyên ngành của các tổ chức thế giới nhƣ: tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), tổ chức văn hoá, giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức y tế thế giới (WHO)... Nhƣng phổ biến hơn cả là sự liên kết toàn cầu về kinh tế bởi vì kinh tế là điều bức thiết của mọi quốc gia, có hiệu quả tức thời, dễ thấy, có liên kết kinh tế thì mới có điều kiện mở rộng các liên kết khác. Liên kết về kinh tế là điều kiện để xúc tiến giao lƣu văn hoá, tƣ tƣởng, làm cho các nền văn hoá xích lại gần nhau.
Là một xu thế khách quan, toàn cầu hoá xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, xu thế toàn cầu hoá bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lƣợng sản xuất trên pham vị
quốc gia và quốc tế, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đã làm thay đổi về chất lực lƣợng sản xuất loài ngƣời, đã hình thành nền kinh tế tri thức, kinh tế thông tin, hình thành mạng thông tin toàn cầu Internet... Công nghệ thông tin hiện đại đại đã phá vỡ hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các vùng trên thế giới, làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trƣờng. Ngày nay, kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở sự mở rộng về không gian mà còn phát triển theo chiều sâu với sự hình thành của các loại thị trƣờng, của các loại hình công cụ thị trƣờng mới. Nền kinh tế thế giới ngày nay thống nhất ở công cụ vận hành, cơ chế thị trƣờng chính là cơ sở quan trọng gia tăng xu thế toàn cầu hoá.
Thứ ba, sự bành trƣớng của các công ty tƣ bản độc quyền xuyên quốc gia. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lƣợng sản xuất thế giới mà còn liên kết các nền kinh tế quốc gia lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn và góp phần làm cho phân công lao động quốc tế trở lên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, những năm gần đây những vấn đề nhƣ môi trƣờng sinh thái, chống tội phạm, chống bệnh dịch… đã trở nên cấp bách và mang tính chất toàn cầu. Cho nên, việc các quốc gia phải liên kết với nhau để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trở thành một xu thế tất yếu.
Toàn cầu hoá nhƣ nó đang diễn ra hiện nay đang bị các nƣớc tƣ bản phát triển chi phối, thao túng, thúc đẩy vì lợi ích của chúng. Các nƣớc tƣ bản phát triển đạng lợi dụng sự phát triển của lực lƣợng sản xuất để mở rộng quan hệ sản xuất ra toàn thế giới. Đây là quá trình áp đặt lợi ích và các giá trị phƣơng Tây trên phạm vi toàn cầu. Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủ quan đã làm cho toàn cầu hoá trở thành một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn chứa đựng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với từng quốc gia cũng nhƣ
toàn thể nhân loại. Theo quan điểm của Đảng ta, toàn cầu hoá “Là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia.. chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa có đấu tranh” [11; 64].