Giải pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 73)

Đảng và Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thông qua gia đình, nhà trƣờng, và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đây là giải pháp quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và hình thành lên những con ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, biết yêu quê hƣơng đất nƣớc, quyết tâm đƣa đất nƣớc thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Trong những năm vừa qua do ảnh hƣởng của bối cảnh hội nhập, do công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong toàn xã hội chƣa đƣợc đề cao nên đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng trái với truyền thống của dân tộc: tình trạng mất đoàn kết, bạo lực trong gia đình, trong xã hội gia tăng…Điều này đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đến công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho toàn xã hội. Việc giáo dục này phải đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ vì đây là thế hệ sẽ nối tiếp sự nghiệp cách mạng của cha anh, hơn nữa, trƣớc tình trạng một bộ phận thanh niên còn mơ hồ về lí tƣởng, chƣa có định hƣớng phấn đấu thì việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục lí tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ là cần thiết nhằm đánh thức niềm tự hào dân tộc trong họ để họ thấy đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trƣớc đất nƣớc, từ đó phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nhƣ tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân ái… có đƣợc trong mỗi con ngƣời không thể tách rời quá trình giáo dục mà trƣớc hết là giáo dục gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trƣờng quan trọng trong việc giáo dục nếp sồng và hình thành nhân cách trong mỗi công dân từ tuổi ấu thơ đến trƣởng thành. Gia đình là tế bào của xã hội, không thể nói đến một cơ thể xã hội lành mạnh mà tế bào

của nó lại không có sức sống. Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển hài hòa của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng đinh: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt” [35; 523]

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là của cả cộng đồng nhƣng nó tồn tại thông qua những cá nhân sống trong từng môi trƣờng nhất định mà môi trƣờng gần gũi nhất là gia đình. Trong gia đình, những sắc thái đa dạng của đạo đức truyền thống đƣợc thể hiện trong cái mà chúng ta gọi là “gia phong”. Chính “nếp nhà” đó là nơi con ngƣời sinh ra và phát triển dƣới ảnh hƣởng của nó trong suốt cuộc đời mình. Gia đình giữ vị trí không thể thay thế đƣợc trong việc kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp của ngƣời đi trƣớc. Tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân ái, của mỗi ngƣời dân Việt Nam có cơ sở sâu xa từ sự gắn bó và trách nhiệm với gia đình, làng xóm. Khó có thể hình dung một ai đó “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” nếu tình thƣơng đó không đƣợc nuôi dƣỡng và hun đúc từ trong gia đình. Giáo dục trong gia đình sẽ hình thành cho các cá nhân những phẩm chất đạo đức: lòng nhân ái bao dung, trọng đạo lý, lòng yêu nƣớc và tinh thần đoàn kết trƣớc hết là với các thành viên trong gia đình.

Trong điều kiện mở rộng hội nhập, giao lƣu quốc tế hiện nay, những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội đang dội vào cuộc sống gia đình. Trƣớc tình trạng suy giảm tình cảm của các thành viên trong gia đình, trẻ em lang thang, tội phạm vị thành niên đang gia tăng…thì việc tiếp tục coi trọng xây dựng gia đình văn hóa (với nội dung: xây dựng gia đình hòa thuận, no ấm, hạnh phúc, có tinh thần đoàn kết và tƣơng trợ láng giềng, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân) sẽ là biện pháp tốt để bồi đáp tình cảm trong gia đình, cha mẹ, con cái quan tâm chăm sóc nhau hơn, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.

Cùng với gia đình, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong nhà trƣờng và xã hội cũng góp phần đào tạo những con ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nƣớc, biết giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong nhà trƣờng cần gắn với việc khai thác, phối hợp với các khoa học xã hội nhƣ văn, sử. Kho tàng văn học dân gian là nơi mà những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đƣợc thực hiện rõ nhất. Chúng ta có thể giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc qua truyền thuyết “Thánh gióng”, tính cố kết cộng đồng qua truyền thuyết “Lạc Long Quân- Âu Cơ”, “Sơn Tinh - Thủy Tinh”… Đối với dân tộc Việt Nam, những di tích lịch sử cách mạng nhƣ Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trƣờng Sơn, ngã ba Đồng Lộc là những nơi in dấu ấn sự hy sinh anh dũng của bao ngƣời con đất Việt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đồng thời cũng là nơi thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nƣớc của con ngƣời Việt Nam. Trƣớc tình trạng một bộ phận không nhỏ thanh niên đang lãng quên truyền thống của dân tộc, mơ hồ về lý tƣởng phấn đấu thì việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống qua môn lịch sử bằng những sự kiện cụ thể về cuộc đấu tranh liên tục, anh dũng chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, về việc cải tạo thiên nhiên của cha ông sẽ giúp cho ngƣời học nhận thức rõ tinh thần yêu nƣớc, ý thức dân tộc mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết cũng nhƣ truyền thống nhân ái, lý tƣởng độc lập dân tộc mà cha ông đã phấn đấu. Qua đó, thế hệ trẻ hôm nay sẽ có thái độ trân trọng, giữ gìn những di sản mà cha ông đã tạo dựng và ý thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay.

Môi trƣờng xã hội cũng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống. Thông qua dƣ luận xã hội, những hành vi của con ngƣời sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với các chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Với tƣ cách là cơ chế đánh giá giá trị của các hành vi, dƣ luận xã hội sẽ biểu dƣơng, khuyến khích những hành vi phù hợp với chuẩn

mực xã hội, đồng thời ngăn chặn và phê phán những hành vi không phù hợp. Qua đó, con ngƣời xác định đƣợc giá trị, ý nghĩa đích thực của hành vi và có những định hƣớng cần thiết trong ứng xử. Chính vì vậy, chúng ta cần tăng cƣờng vai trò của dƣ luận xã hội thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo, đài, ti vi… để những phƣơng tiện này góp phần vào việc giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong điều kiện hiện nay, việc phát động nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nƣớc nhƣ: ngƣời tốt việc tốt, toàn dân tham gia hỗ trợ ngƣời có công với cách mạng cải thiện nhà ở, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cƣ văn hóa… cũng nhƣ các phong trào mang tính chất nhân đạo khác nhƣ phong trào giúp đỡ ngƣời già cô đơn, ngƣời tàn tật, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong trào đền ơn đáp nghĩa… cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa bởi nó vừa là phƣơng thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, vừa là sự thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân ta giữ gìn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)