Tinh thần nhân ái

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 62)

Tƣ tƣởng nhân văn yêu thƣơng con ngƣời đang có những biến đổi lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá. Phải thừa nhận rằng, sau những năm mở cửa hội nhập, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trƣởng cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta quan tâm, chia sẻ, yêu thƣơng nhau hơn và phát huy hơn nữa tinh thần nhân ái truyền thống.

Với đạo lí “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong những năm qua, Đảng và nhân dân ta đã phát động phong trào đề ơn đáp nghĩa và đƣợc hƣởng ứng sâu rộng. Hàng chục ngàn ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thƣơng và những cuốn sổ tiết kiệm đã đƣợc trao tặng đến những bà mẹ Việt Nam, những ngƣời có công với cách mạng; các hoạt động thăm hỏi, chăm sóc những ngƣời già cô đơn thƣờng xuyên diễn ra, đặc biệt là sự quan tâm đối với các bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam. Cảm thông sâu sắc trƣớc nỗi đau và sự mất mát của họ, hàng triệu ngƣời Việt Nam trong và ngoài nƣớc đã cùng nhau ký tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam kiện các công ty hoá chất của Mỹ đã sản xuất ra những loại chất độc đó để Mỹ sử dụng nó giải xuống Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhằm giành lại sự công bằng cho những nạn nhân đó.

Mỗi khi đất nƣớc có thiên tai xảy ra thì tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau theo phƣơng châm “Lá lành đùm lá rách” lại đƣợc bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Mỗi ngƣời dân Việt Nam dù còn khó khăn những ít nhiều đều có sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần giúp nhân dân vùng thiên tai sớm vƣợt qua hoạn nạn, ổn định cuộc sống. Nhiều quỹ nhƣ: xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo học giỏi.. đƣợc lập ra và lôi cuốn nhiều tập thể - cá nhân tham gia. Đặc biệt là phong trào hiến máu nhân đạo đã và đang cuốn hút đông đảo ngƣời dân Việt Nam nhất là học sinh, sinh viên tham gia thực sự là một nghĩa cử cao đẹp, trở thành một phong trào tình nguyện có ý nghĩa sâu sắc trong cộng đồng, một nét đẹp trong truyền thống nhân ái của dân tộc ta đã cứu sống bao ngƣời bệnh hiểm nghèo.

Trong lịch sử, tƣ tƣởng nhân văn yêu thƣơng con ngƣời của dân tộc ta bao hàm cả sự khoan dung với kẻ thù của mình. Ngày nay, chúng ta đã kế thừa và phát triển nó lên một tầm cao hơn. Chúng ta khép lại những trang sử đau thƣơng của dân tộc để bắt tay hợp tác với các quốc gia trƣớc đây đã từng là kẻ thù của dân tộc mình, tạo điều kiện giúp đỡ những ngƣời cha, ngƣời mẹ Mỹ tìm lại thi thể con em mình đã nằm lại Việt Nam thời chiến tranh. Điều

này hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, vừa thể hiện truyền thống nhân văn nhân ái của dân tộc và đáp ứng mục tiêu phát triển đất nƣớc.

Truyền thống nhân văn nhân ái của dân tộc ta không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đang mở rộng trên phạm vi quốc tế. Vì nhân văn và yêu thƣơng con ngƣời, chúng ta ủng hộ việc tiêu diệt những kẻ khủng bố nhƣng cũng bày tỏ sự phản đối với những thế lực đang lợi dụng việc chống khủng bố để tàn sát nhân dân vô tội, phản đối việc lợi dụng những thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để thực hiện những mục đích phi nhân tính nhƣ chiến tranh sinh học, nhân bản vô tính ngƣời. Sau bao năm chiến tranh, chịu nhiều hy sinh mất mát, hơn ai hết chúng ta hiểu rõ giá trị của cuộc sống hoà bình, vì thế chúng ta ủng hộ việc giải quyết các vấn đề bằng con đƣờng đối thoại hoà bình nhằm tạo điều kiện phát triển cho tất cả các dân tộc trên thế giới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, phát triển kinh tế thị trƣờng đang làm xói mòn truyền thống nhân ái, nhân văn của con ngƣời Việt Nam. Theo kết quả điều tra của đề tài KX.07 – 02, với câu hỏi “giả sử trên đƣờng gặp ngƣời bị nạn (tai nạn, ốm đau đột suất) thì bản thân sẽ ứng xử nhƣ thế nào và quan niệm ngƣời khác sẽ ứng xử nhƣ thế nào?”. Kết quả cho thấy đại bộ phận ngƣời đƣợc hỏi biểu thị thái độ nhân ái “bản thân dừng lại hỏi han (29,48%), dừng lại giúp đỡ (50,48%), đƣa đi bệnh viện (26,79%) và quan niệm ngƣời khác cũng cần dừng lại hỏi han (26,4%), dừng lại giúp đỡ (36,73%), đƣa đi bệnh viện (21,9%)”. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không trả lời hoặc thờ ơ đứng ngoài “bản thân không dừng lại (5,12%), dừng lại rồi đi (5,18%) và quan niệm ngƣời khác cũng không cần dừng lại (2,75%)”. Rõ ràng truyền thống này có nguy cơ giảm sút trong xã hội. Nhận thức của sinh viên cũng có sự thay đổi, phai nhạt: “hiện có từ 53,6 - 58,4% học sinh, sinh viên xem triết lí “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “lá lành đùm lá rách” vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn phù hợp trong xã hội ngày nay” [19 ;296]. Nhƣ vậy, vẫn còn trên 40% học sinh, sinh viên chƣa thấy đƣợc giá trị của tinh thần tƣơng thân tƣơng ái.

Toàn cầu hoá với sự xâm nhập ồ ạt của những giá trị ngoại lai và do ảnh hƣởng của cơ chế thị trƣờng làm cho giá trị nhân văn truyền thống có dấu hiệu bị xâm phạm “không ít trƣờng hợp vì đồng tiền và danh dự mà trà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thày trò, đồng chi, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng” [10 ;46]. Trái với truyền thống coi trọng tình nhân ái của dân tộc ta, một bộ phận nhân dân chủ yếu là lớp trẻ vị thành niên đã và đang sa vào lối sống bạo lực, phi nhân tính. Tình hình tội phạm hình sự ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh và có mức độ phi nhân tính cao, một loạt tội danh mới nguy hiểm đã xuất hiện nhƣ khủng bố cá nhân, tống tiền, bắt cóc trẻ em...Tình yêu thƣơng đùm bọc giữa con ngƣời đang bị lấn át bởi những quan hệ vật chất, tiền bạc. Trong quá trình mở cửa, nhà nƣớc ta tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời dân có quyền tự do kinh doanh để làm giàu cho bản thân và xã hội nhƣng chính việc kiếm tiền để có đƣợc lợi nhuận này nếu vƣợt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, của các quy tắc đạo đức, bất chấp đạo lý thông thƣờng đã gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho xã hội. Thứ triết lý coi: “Tiền là tiên là phật, là sức bật cuộc đời, là tiếng cƣời của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là bánh đà của danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý‟‟ là nguyên nhân đẻ ra rất nhiều tệ nạn. Có những kẻ sẵn sàng dẫm đạp lên tính mạng ngƣời khác miễn là để có tiền. Chƣa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại đáng báo động nhƣ giai đoạn hiện nay. Vì lợi nhuận, ngƣời ta sẵn sàng dùng hóa chất độc hại ƣớp thực phẩm giúp thực phẩm giữ đƣợc lâu hơn để bán cho ngƣời tiêu dùng. Việc du nhập lối sống thực dụng gây lên những tác hại không nhỏ đối với Việt Nam. Nó lấn át lối sống truyền thống, đặt giữa các mối quan hệ ngƣời - ngƣời một sự tính toán lợi ích lạnh lùng. Con ngƣời bị cuốn vào vòng xoáy của những hoạt động kinh tế, những hoạt động mang lại lợi nhuận. Ngƣời ta lãng quên gia đình, họ hàng, làng xóm chỉ cần đến những mối quan hệ có lợi cho sự tiến thân hoặc đem lại những lợi ích vật chất. Lối sống “vì mình quên ngƣời”, “vì lợi bỏ nghĩa” có nguy cơ lan rộng và

bào mòn nhân hình con ngƣời. Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời nhất là ở các đô thị đang có hƣớng khép kín “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, ngƣời ta trở lên xa lạ với chính những ngƣời làng giềng của mình.

Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, truyền thống nhân văn nhân ái đang có những thay đổi đòi hỏi một mặt chúng ta phải biết kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực từ truyền thống này. Chúng ta mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế không ngoài mục đích là làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm, hạnh phúc hơn, con ngƣời đối xử với nhau nhân văn, nhân ái hơn. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải đấu tranh loại bỏ những lối sống không phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc, xây dựng truyền thống nhân ái trƣớc hết là trong gia đình để gia đình là nơi thực sự nuôi dƣỡng, bù đắp lòng nhân ái cho mỗi ngƣời.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, tƣ tƣởng nhân ái truyền thống cần bổ sung những nội dung mới. Trƣớc những thảm hoạ có tính chất toàn cầu nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, bệnh tật, chiến tranh sinh học... đang đe doạ đến cuộc sống của toàn nhân loại. Việc giải quyết những vấn đề đó không còn trong khuôn khổ quốc gia mà đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nƣớc trên thế giới. Vì cuộc sống của loài ngƣời trên trái đất, chúng ta cần tham gia một cách tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn sự mất cân bằng sinh thái nhằm đem lại một môi trƣờng trong lành, giảm bệnh tật, thiên tai, tăng sức khoẻ, tuổi thọ cho con ngƣời. Đó chính là giá trị nhân văn cao cả nhất mà chúng ta đang vƣơn tới.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 62)