Sự phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề cần thiết để các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy vai trò của nó trong đời sống. Chính vì vậy, Đảng và nhà nƣớc ta cần thực hiện các giải pháp sau:
- Hoàn thiện các chính sách về kinh tế, xã hội nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho các thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân Việt Nam phát huy năng lực của bản thân, làm giàu cho đất nƣớc.
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng pháp lý, về vốn để khuyến khích sự tham gia của đông đảo nhân dân phát huy sự sáng tạo của mình trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo cơ hội học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục. Cùng với điều đó, cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo để tiếp cận với các chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm tốt hơn nữa các chính sách dân tộc nhằm thực hiện công bằng về cơ hội phát triển giữa các dân tộc, các vùng trong cả nƣớc. quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao đời sống của các gia đình thƣơng binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng… nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội. Đảm bảo tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội.
- Đối với kiều bào đang sinh sống ở nƣớc ngoài, Đảng và nhà nƣớc ta cần bảo hộ quyền lợi chính đáng của họ, nâng cao lòng yêu nƣớc, trách nhiệm công dân và lòng tự hào dân tộc, đồng thời có những chính sách thuận lợi để kiều bào về thăm quê hƣơng và đầu tƣ, tài trợ góp phần xây dựng đất nƣớc, có
chính sách khen thƣởng những ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho Tổ quốc.