Tinh thần đoàn kết

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 66)

Cùng với tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân văn nhân ái thì tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng cũng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong lịch sử, tinh thần đoàn kết đã tạo sức mạnh to lớn giúp nhân dân ta chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, gắn kết dân tộc ta thành một khối thống nhất, tạo cho dân tộc ta một sức mạnh

to lớn chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất giành lại độc lập chủ quyền cho đất nƣớc.

Tinh thần đoàn kết ở nƣớc ta dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn có giá trị cao bởi vì cuộc sống của con ngƣời Việt Nam cho đến nay cũng nhƣ về sau này chắc chắn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nếu không có tính cộng đồng cao, sự yêu thƣơng đùm bọc, giúp đỡ của đồng bào cả nƣớc thì làm sao nhân dân miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long vƣợt qua và khắc phục một cách nhanh chóng hậu quả của thiên tai trong những năm vừa qua. Hơn nữa, trong trong bối cảnh hội nhập trƣớc những thách thức của quá trình toàn cầu hoá đang đòi hỏi sự nỗ lực vƣơn lên phát huy sức mạnh của mọi ngƣời dân Việt Nam thì mới có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Tinh thần đoàn kết chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc ta từ bao đời nay. Tuy nhiên, dƣới tác động của toàn cầu hoá, phát triển kinh tế thị trƣờng cùng với những nguyên nhân khác, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đang đứng trƣớc những thách thức và có nguy cơ suy giảm.

Quá trình hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho nƣớc ta phát huy mọi tiềm năng để phát triển, rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới nhƣng trong xã hội chúng ta hiện nay đang có sự phân hoá khá rõ nét. Khoảng cách chênh lệch giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo ngày càng tăng, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nông thôn - thành thị, miền xuôi - miền ngƣợc ngày càn sâu sắc. Sự chênh lệch này tạo tâm lí tự ti, đố kị, ảnh hƣởng không nhỏ đến tinh thần đoàn kết vốn có của dân tộc. Mặt khác, cùng với quá trình hội nhập, chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển mạnh cộng với lối sống thực dụng đã hình thành lên những con ngƣơì cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, hệ quả là sự cố kết giữa các thành viên trong cộng đồng trở nên lỏng lẻo hơn.

Do ảnh hƣởng của lối sống hƣởng thụ vật chất du nhập từ bên ngoài vào đã làm cho không ít đảng viên tha hoá biến chất, phai nhạt lí tƣởng trở thành những kẻ tham nhũng, những con sâu đục khoét tài sản của Nhà nƣớc.

Những vụ tham nhũng lớn trong thời gian vừa qua ở bộ thƣơng mại, bộ giao thông vận tải... đang làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm nguy hại đến khối đại đoàn kết dân tộc bởi những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ lãnh đạo với nhân dân đã có sự khác biệt, thậm chí đối lập về lợi ích vì đó là những hành vi xâm hại lợi ích của nhân dân của một bộ phận cán bộ đã thoái hoá biến chất.

Một thách thức không nhỏ đối với khối đại đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay là các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá Đảng, chống phá chế độ bằng các chính sách chia rẽ dân tộc,nói xấu chế độ, nói xấu Đảng. Chúng thực hiện chiến lƣợc diễn biến hoà bình trên các mặt văn hoá tƣ tƣởng, chính trị, tôn giáo..., lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động nhân dân gây rối, gây bạo loạn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, làm nảy sinh tƣ tƣởng hoang mang, mất trật tự trị an trong nƣớc và đặc biệt là làm giảm tinh thần đoàn kết dân tộc. Điển hình cho những hành động trên là chúng vụ bạo loạn của một bộ phận các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua.

Trong lịch sử, toàn thể dân tộc ta đã đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai địch hoạ, trong giai đoạn hiện nay, tinh thần ấy tiếp tục đƣợc Đảng, nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo lạc hậu với nhận thức “thắng đế quốc và phong kiến còn tƣơng đối dễ, thắng bần cùng, lạc hậu còn khó hơn nhiều” [36 ;4]

Sự đoàn kết cộng đồng hiện nay một mặt nó vẫn là sự liên kết gắn bó mọi ngƣời trong một cộng đòng nhỏ nhƣ gia đình, dòng họ, làng xã... nhƣng quy mô và tính chất của khối đại đoàn kết dân tộc đƣờc mở rộng hơn. Đảng ta chủ trƣơng thực hiện đoàn kết rộng rãi mọi ngƣời Việt Nam cả ở trong và ngoài nƣớc không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp phấn đấu thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay, đƣa đất nƣớc phát triển về mọi mặt nhằm hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

“Thực hiện đại đoà kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng đất nƣớc, ngƣời trong đảng và ngƣời ngoài đảng, ngƣời đang công tác và ngƣời đã nghỉ hƣu, mọi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hƣớng tới tƣơng lai” [11; 123-124].

Sự đoàn kết hiện nay đòi hỏi trƣớc hết phải đoàn kết nhất trí trong Đảng bởi đó là yếu tố hàng đầu để tập hợp nhân dân cùng thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, nhất là việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trƣớc sự xâm hại của lối sống hiện đại. Sự đoàn kết trong Đảng hiện nay đang đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc phê bình và tự phê bình nhằm giúp các cán bộ đảng viên cùng tiến bộ, thƣờng xuyên giáo dục, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, lập trƣờng giai cấp công nhân trong cán bộ đảng viên, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cùng với điều đó, chúng ta đang tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân bằng cách thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc tăng cƣờng, củng cố sự nhất trí về chính trị, tƣ tƣởng trong toàn xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát huy sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển làm giàu cho đất nƣớc, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nếu nhƣ thời kỳ trƣớc đổi mới, quan hệ và lợi ích cộng đồng mang tính chất chi phối, bao trùm lên tất cả và con ngƣời cá nhân chỉ đƣợc tôn trọng, bảo vệ khi tự ghép mình trong cộng đồng. Con ngƣời cá nhân chƣa bao giờ đƣợc coi trọng là một thực thể độc lạp với quyền tồn tại và phát triển nhân cách, tài

năng của mình. Đây không phải là chủ nghĩa cá nhân mà là yêu cầu đƣợc tồn tại và phát triển chính đáng của cá nhân. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã tạo nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mỗi cá nhân. Đồng thời với đó, mối quan hệ cá nhân - cộng đồng đã giải quyết một cách hợp lí hơn, quyền lợi của mỗi cá nhân không còn bị lên án mà đƣợc đề cao bên cạnh lợi ích cộng đồng, tồn tại hài hoà với giá trị cộng đồng. Vai trò của cá nhân đƣợc khẳng định và đƣợc quan tâm đúng mức hơn bởi vì mẫu ngƣời anh hùng thời nay không chỉ là con ngƣời biết thừa hành, chấp nhận, những con ngƣời tình nghĩa, yêu nƣớc mà còn là những nhà doanh nghiệp, nhà quản lí thông minh năng động táo bạo dám nghĩ dám làm. Chính vì vậy, trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế tƣ nhân không bị cấm đoán mà còn đƣợc khuyến khích phát triển trong khuôn khổ pháp luật. Các cá nhân đƣợc quyền làm giàu, phát triển kinh tế bởi làm giàu cho bản thân cũng chính là góp phần làm giàu cho đất nƣớc.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tinh thần đoàn kết cộng đồng của ngƣời Việt Nam đã vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc, nối vòng tay lớn với bạn bè khắp năm châu bốn biển. Với phƣơng châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc” chúng ta đã tích cực hội nhập vào các tổ chức quốc tế có quy mô khu vực và thế giới nhƣ: ASEAN, APBC, ASEM, quan hệ thƣơng mại ngoại giao với nhiều nƣớc trên thế giới. Đặc biệt, chúng ta tăng cƣờng tình đoàn kết với các nƣớc láng giềng (Lào, Campuchia), với các nƣớc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cùng với nhân dân thế giới, chúng ta góp sức cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, bệnh tật, tội phạm, chống lại những biểu hiện đe doạ cuộc sống của nhân loại: nạn khủng bố, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh sinh học vì cuộc sống hoà bình và tiến bộ của toàn thế giới.

Nhƣ vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải phát huy hơn nữa tinh thần đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khi thực hiện đoàn kết phải không ngừng đấu tranh

chống những âm mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại những biểu hiện tiêu cực nhằm đoàn kết các cá nhân, tổ chức, các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giá trị đã phân tích ở trên cùng với những giá trị đạo đức truyền thống khác của dân tộc nhƣ tinh thần hiếu học, đức tính cần cù… cũng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)