Công nghiệp cá và hạm tàu đánh cá

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 66)

II SỰ PHÂN VÙNG NGHỀ CÁ VIỆT NAM

2. Công nghiệp cá và hạm tàu đánh cá

Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp cá được phản ảnh trong thời đại ngày nay đó là việc sử dụng những con tàu đánh bắt có công suất lớn, tốc độ

cao, được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải và các ngư cụ bằng những vật liệu mới có sức bền gấp nhiều lần trước kia. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn

đề này, chúng ta thấy rằng các loại tàu đánh bắt cá đang sử dụng hiện nay chưa đạt đến các chỉ tiêu kinh tế tối ưu. Hiệu quả đánh bắt của ngư cụ có tăng lên, nhờ sự thay đổi kích thước và vật liệu chế tạo ngư cụ làm giảm đáng kể lực cản của lưới khi làm việc, tạo cho lưới hoạt động được điều khiển dễ dàng, một số yếu tố khác trong mối tương quan giữa vỏ tàu và máy tàu, nhưng các nguyên tắc và phương pháp đánh bắt cá hầu như không có gì thay đổi lớn, vẫn như những năm trước đây.

Kỹ thuật đánh bắt của lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu mặc dù không ngừng được cải tiến và hoàn thiện do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thụât, song đứng về bản chất vẫn mang tính chất khai thác truyền thống, ngư cụ hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ

và thềm lục địa là chính. Sản lượng đánh bắt của thế giới ở vùng này chiếm tới trên 80%, số còn lại là ở các đại dương.

Như vậy, một nhiệm vụ được đặt ra cho ngành công nghiệp cá và hạm tàu cần thiết phải phát triển nghề cá đại dương, tăng tỷ lệ khai thác ở các đại dương đồng thời giảm bớt sản lượng khai thác ven bờ nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng đủ yêu cầu về cá và sản phẩm thủy sản ngày càng tăng của nhân loại trên hành tinh.

Theo các nhà kinh tế và khoa học nghề cá thế giới, hướng phát triển nghề cá thế giới có thể tiến hành theo các con đường sau đây:

o Tiếp tục giữ vững sản lượng đánh bắt ở các vùng nước truyền thống, trên cơ sở

cải tiến công cụ, phương tiện khai thác bảo đảm hiệu quả đánh bắt và bảo đảm tính bền vững đối với nguồn tài nguyên biển (cá và các đối tượng thủy sản khác v.v.)

o Tăng sản lượng khai thác trên cơ sở mở rộng vùng khai thác, đặc biệt là các vùng

đánh bắt mới trên các đại dương cùng các đối tượng đánh bắt mới. Để có thể thực hiện được điều này, cần thiết phải tiến hành đồng bộ việc triển khai nghiên cứu thăm dò nguồn tài nguyên, lập bản đồ khai thác chi tiết cho từng ngư trường cùng mùa vụ khai thác hàng năm, trang bị tàu đánh bắt hiện đại, cải tiến ngư cụ, phương pháp đánh bắt, cơ sở dịch vụ hậu cần, chế biến v.v. Thực hiện được theo hướng này, sẽ tạo điều kiện từng bước giảm dần sự khai thác quá tải ở vùng nước

ven bờ, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo điều kiện ổn định phát triển nghề cá bền vững.

o Về hạm tàu khai thác, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng toàn diện của con tàu đánh bắt cá, song song với việc tăng kích thước, trọng tải, tốc độ, phải đảm bảo các tính năng hàng hải an toàn trên mọi cự ly và mọi điều kiện thời tiết. Trên tàu phải được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, hàng hải hiện đại

đáp ứng đầy đủ các yếu cầu về an toàn tính mạng trên biển, trang bị các máy móc và bảo quản cá có chất lượng cao, điều kiện sinh hoạt của thuyền viên được nâng cao, hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường nước.

o Về mặt ngư cụ và phương pháp tổ chức khai thác, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng ngư cụ. Chọn lựa các loại ngư cụđánh bắt có hiệu quảở vùng nước xa bờ như lưới vây, lưới rê, lưới kéo tầng giữa, câu. Đặc biệt, nghiên cứu và thử

nghiệm các phương pháp đánh bắt mới như ứng dụng các kích thích vật lý vào nghề cá (âm thanh, siêu âm, ánh sáng và điện v.v.), các phương pháp khai thác kết hợp, đánh bắt liên tục.

o Ngoài tất cả các yếu tốđã đề cập ở trên, một yếu tố không kém phần quan trọng cũng góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển nghề cá đó là chính sách về hoạt

động nghề cá của các nước cũng như các khu vực, các chính sách liên quan đến

đến việc sử dụng nguồn tài nguyên nước (ven bờ, thềm lục địa và đại dương). Ngày nay, các chính sách trên vừa phải bảo đảm lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời phải bảo đảm lợi ích của vùng, khu vực và trên phạm vi toàn cầu, theo nguyên tắc các bên đều bình đẳng và cùng có lợi. Các chính sách về nghề cá cũng phải bảo đảm giữ vững được tính bền vững của việc sử dụng nguồn tài nguyên thủy sản.

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 66)