Nghề cá Thailand

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 47)

II SỰ PHÂN VÙNG NGHỀ CÁ VIỆT NAM

2. Nghề cá Thailand

Thailand có diện tích 513.115 km2, chiều dài bờ biển khoảng 2.700km, tiếp giáp biển Andaman thuộc Ấn Độ dương ở phía Tây và vịnh Thailand ở phía Đông và thông ra biển Đông Việt Nam.

Thailand là một trong những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, có nhịp độ phát triển nghề cá rất nhanh. Theo con số thống kê của Liên Hợp quốc cho thấy rằng sản lượng khai thác của Thailand vào năm 1950 vào khoảng 150.000 tấn, thì đến năm 1970 đã tăng lên con số 1.745,9 ngàn tấn và đến năm 1996 đã là 3.138,244 ngàn tấn (xem bảng 4-4)

Bảng 4-4:Sản lượng khai thác của Thailand từ năm 1950 đến năm 1996

Sản lượng đánh bắt hàng năm (ngàn tấn)

Năm 1950 1965 1968 1970 1987 1990 1993 1996

Sl 150,0 1.331,3 1.525,6 1.745,9 2.613,9 2.498,2 2.927,8 3.138,2

Ngành công nghiệp cá đã giữ một vai trò to lớn trong nền kinh tế Thailand. Ngoài bảo

đảm nguồn thực phẩm thủy sản cho người dân, Thailand cũng đã thu về nguồn ngoại tệ xuất khẩu mặt hàng thủy sản rất lớn, ví dụ năm 1994 là 4,190 tỷ USD.

Ngư trường hoạt động chính của nghề cá Thailand là vịnh Thailand ở phía Đông và biển Andaman ở phía Tây. Ngoài ra, nghề cá Thailand cũng tiến hành đánh bắt ở vùng biển Đông Việt Nam. Khu vực hoạt động của nghề cá Thailand được trình bày trên hình 4-4.

Dân số làm nghề cá của Thailand khoảng trên 76.000 người, vào những mùa khai thác chính con số này có thể tăng lên một vài triệu người. Nghề cá Thailand được trang bị

số lớn các tàu thuyền có công suất nhỏ được chế tạo bằng gỗ. Theo con số thống kê của các nhà chức trách Thailand, con số tàu thuuyền dùng cho nghề cá năm 1982 là 27.855 chiếc, trong đó có 2.279chiếc không máy, 4.820 tàu lắp máy hở, 19.756 tàu lắp máy kín. Trong số tàu lắp máy kín được phân bổ như sau:

Bảng 4-5:Số lượng tàu lắp máy kín phân theo chiều dài tàu

Chiều dài tàu <=8m 8-15m 15-30m >=30m Tổng Số lượng 3.971 9.824 5.916 45 19.756

Các loại ngư cụ chính được sử dụng trong nghề cá ở Thailand, bao gồm: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới rùng, lưới vó, câu và một số ngư cụ cố định hoạt động ven bờ như đăng, nò, đó v.v. Theo thống kê trong nhiều năm, có trên 50% sản lượng đánh bắt cá biển là sản phẩm từ lưới kéo, 15-20 % đánh bắt cá nổi là lưới vây và rê. Sản lượng cá

đánh bắt được bằng một số nghề chính trong năm 1982 cho trong bảng 2-6.

Bảng 4-6:Sản lượngđánh bắt của một số nghề chính trong năm 1982

Nghề Chỉ số

Kéo Vây Rê Bẫy câu Cốđịnh Khác Tổng Sl 1.093.878 332.853 107.728 34.127 8.040 85.560 331.545 1.993.731

Tỷ lệ 56 17 5,5 1,5 0,5 4,0 15,5 100

Để phát triển nghề cá cônh nghiệp, chính phủ Thailand đã sớm cho xây dựng một hệ

thống các trường, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về nghề cá.

Từ năm 1965, chính phủ Thailand đã cho thành lập 5 phòng nghiên cứu về nghề cá biển được đặt trên các tàu. Có 13 trạm nghiên cứu cá nội địa v.v. đặc biệt, ở Thailand có học viện công nghệ châu Á - AIT (ASEAN INSTITUTE TECHNICS), nhằm đào tạo cán bộ thủy sản cho Thailand và các nước trong khu vực.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghề cá Thailand cũng đang từng bước hiện đại hóa về mặt công nghệ, trang bị và tổ chức sản xuất, mở rộng vùng hoạt động v.v. để

trở thành một quốc gia giữ vai trò đầu tàu trong khối ASEAN (Association of South- East Asian Nations).

§3. NGHỀ CÁ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở MỸ LA TINH

Các nước đang phát triển có nghề cá tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ, vùng có nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào. Nhưng ở đây, nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cá của các nước châu Mỹ la tinh thấp hơn so với các nước đang phát triển ở châu Á trong cùng thời kỳ, 32% so với 50%, song đánh giá về giá trị tuyệt đối của sản lượng đánh bắt lại cao hơn 3,7 triệu tấn so với 3,2 triệu tấn. Có những nước như Pêru, Chile chỉ

sau 10 năm mà sản lượng đánh bắt tăng lên từ 5 đến 6 lần.

Một số nước khác như Agentina, Brazil, Colombia, Ecuado, v.v. mức độ phát triển chậm hơn, song lượng cá đánh bắt lại ổn định. Tổng sản lượng đánh bắt cá của các nước Nam Mỹ chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt cá của thế giới. Điều này nói lên vai trò của các nước trong khu vực này đối với nghề cá thế giới. Trên bảng 4-7, trình bày

con số thống kê về sản lượng đánh bắt của một số nước đang phát triển ở khu vực Nam Mỹ từ năm 1965 đến năm 1970.

Bảng 4-7:Sản lượng đánh bắt hải sản của một số nước đang phát triiển ở khu vực Nam Mỹ thời kỳ 1965 đến 1970 Sản lượng đánh bắt (*103 tấn) Tên nước 1965 1966 1967 1968 1969 1970 Tổng các nước Nam Mỹ 9.700 11.800 12.900 13.600 11.900 15.600 Peru 7.631,9 8.844,5 10.198,6 10.555,5 9.243,6 12.612,8 Chile 708,5 1.383,5 1.053,1 1.392,9 1.095,1 1.179,2 Brazil 388,8 393,1 419,7 495,1 493,0 515,4 Agentina 205,2 251,6 241,2 223,6 203,4 214,8 Venezuyela 117,2 114,1 108,6 126,0 134,1 126,4

Mặc dù trong một thời gian dài nền kinh tế của các nước Mỹ la tinh trong đó có nghề

cá chịu sự tác động của các công ty nước ngoài (từ Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật …) song chính phủ các nước trong khu vực này đã dần củng cố nền kinh tế dân tộc, tăng cường

đầu tư cho ngành công nghiệp cá, đề ra các chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên thủy hải sản của quốc gia mình.

Với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, cùng với những chính sách phát triển nghề cá hợp lý đã làm cho nghề cá các nước

đang phát triển ở châu Mỹ latinh tiếp tục phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng. Hiệu quả đưa lại của sản phẩm thủy sản đã đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia kể trên.

Sau đây chúng ta xem xét một số nước có nghề cá phát triển ở Mỹ latinh:

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 47)