Nghiên cứu về hải dương họ c

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 65)

II SỰ PHÂN VÙNG NGHỀ CÁ VIỆT NAM

1. Nghiên cứu về hải dương họ c

Nghiên cứu về Hải dương học có một vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp cá nói chung và kinh tế nghề cá nói riêng. Công cuộc nghiên cứu về đại dương đã được con người chú ý và tiến hành từ lâu, song chỉ có những năm gần

đây do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và một số yếu tố khác mới tạo cho ngành khoa học này có những biến đổi quan trọng với những nét đặc trưng riêng. Nghiên cứu đại dương dần dần mang đặc tính toàn cầu hóa nghĩa là bao quát hết toàn bộ hành tinh, với việc sử dụng đồng bộ hệ thống hàng loạt các tàu nghiên cứu, quan sát bề mặt đại dương bằng máy bay, vệ tinh, thành lập các trạm nghiên cứu quan trắc trong lòng đại dương v.v.

Về nội dung nghiên cứu cũng có những nét thay đổi, nội dung mang tính bao quát,

đồng bộ và đáp ứng cho lợi ích phát triển nền kinh tế xã hội.

Khu vực nghiên cứu ngày được mở rộng từ vùng truyền thống ven bờ đến vùng thềm lục địa và phát triển nghiên cứu ra các đại dương.

Các phương tiện nghiên cứu ngày càng hiện đại và đạt hiệu quả cao, giúp con người nhanh chóng thu được kết quả mà không phải gặp quá nhiều khó khăn phức tạp như

trước kia.

Với các phương tiện máy bay, vệ tinh cho phép chụp ảnh, giám sát về các yếu tố như

dòng chảy, thủy triều, nhiệt độ, áp suất khí quyển .v.v. bề mặt biển, quan sát hoạt động của các núi băng trôi, bão, áp thấp v.v. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện

đại và các siêu máy tính, cho phép xử lý và truyền dữ liệu thông tin về các đại dương

đến bất kỳ một vị trí nào trên trái đất với thời gian nhanh và độ chính xác cao.

Việc sử dụng các phương tiện hiện đại và các phương pháp nghiên cứu mới đã làm cách mạng hóa khoa học nghiên cứu về biển, giúp cho con người khám phá và hiểu rõ

được nhiều vấn đề mà trước đây còn chưa được sáng tỏ hoặc chưa biết đến. Khoa học nghiên cứu về biển đã trở thành lĩnh vực ưu tiên và chú ý của mọi quốc gia. Những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Hải dương học sẽ góp phần to lớn trong việc hoạch định chiến lược cùng nhau sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của các đại dương bền vững.

Muốn thực hiện công cuộc nghiên cứu vềđại dương đem lại hiệu quả, ngoài các yếu tố

truyền thống, chúng ta cần phải quan tâm đến các vấn đề tổ chức, kinh tế tài chính và xây dựng kế hoạch nghiên cứu lâu dài.

Trong thời đại ngày nay, điều cần thiết phải hình thành kế hoạch nghiên cứu có tính rộng lớn (theo các chương trình hoặc các dự án) với sự tham gia của các quốc gia, khu vực và quốc tế. Những chương trình hoặc dự án như vậy được sự xem xét và hỗ trợ

của các tổ chức Liên chính phủ, tổ chức quốc tế và cả các tổ chức phi chính phủ như

IHO (International hydrographic Organization), FAO (Food and Agriculture Organization), IMO (International Meteorologic Organization), UN (United Nations- Liên Hợp quốc), Green Peace Organization (GPO) và nhiều tổ chức khác. Nhiều chương trình, dự án lớn đã được thực hiện, ví dụ chương trình “Nghiên cứu đại dương toàn cầu” mà nội dung của nó bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về sự tuần hoàn với mối tác động của khí quyển và đại dương, nghiên cứu hệ sinh thái vùng nước gần bờ

đó là nghiên cứu về “Tài nguyên sinh vật và sự liên hệ với môi trường biển”, chương trình này có đến 13 dự án khác nhau, ví dụ dự án số 4 “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức độ khai thác khác nhau và sự thay đổi môi trường xung quanh đến vấn đề dự

trữ cá và các loại sinh vật có ích khác”.

Các chương trình, dự án nghiên cứu vềđại dương được sự tham gia tích cực của các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, các nước Mỹ

latinh, các nước vùng Tây Phi, Nam và Đông Nam Á…

Những kết quả thu được đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thế

giới nói chung và kinh tế nghề cá nói riêng.

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)