Nghề cá Trung Quố c

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 61)

II SỰ PHÂN VÙNG NGHỀ CÁ VIỆT NAM

2. Nghề cá Trung Quố c

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc), thành lập năm 1949, nằm ở châu Á, có diện tích 9.574.000 km2, với dân số khoảng trên 1,3 tỉ người. Trung quốc có đường bờ biển dài khoảng 12.000 km, tiếp giáp với biển Bột hải, biển Hoàng hải, biển Đông Việt Nam, Thái Bình dương.

Hình 5-2:Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)

Nghề cá của Trung Quốc đã có sự phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, chỉ sau năm 1949 ngành công nghiệp cá mới được quan tâm và phát triển mạnh mẽ.

Nếu năm 1957, sản lượng đánh bắt mới đạt con số 3.120 ngàn tấn, đến 1970 đã là 6.255 ngàn tấn và đến 1996 đã là 14.222,3 ngàn tấn, đứng ở vị trí đầu tiên của thế giới. Nét đặc trưng của nghề cá Trung Quốc là nghề cá vùng nước nội địa chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này được thể hiện trong cơ cấu sản lượng khai thác của nghề cá Trung Quốc từ năm 1957 đến năm 1971.

Bảng 5-8:Sản lượng đánh bắt của Trung Quốc giai đoạn 1957-1971

Sản lượng khai thác *103 tấn Khu vực đánh bắt 1957 1958 1967 1968 1969 1970 1971 Biển 1.810 2.100 1.741 1.845 1.860 2.102 2.312 Nội địa 1.310 1.960 3.446 3.556 3.676 4.153 4.568 Tổng 3.120 4.060 5.187 5.401 5.535 6.255 6.880

Nghề cá Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽở giai đoạn gần đây, sau thập niên 80 của thế kỷ trước. Theo con số thống kê của Liên Hợp quốc, sản lượng đánh bắt của Trung Quốc từ năm 1987 đến 2003 như bảng 5-9.

Bảng 5-9:Sản lượng đánh bắt của Trung Quốc giai đoạn 1987-2003

Sản lượng khai thác hàng năm của Trung Quốc (*103 tấn)

1987 1989 1990 1992 1994 1996 2001 2002 2003

Vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Trung Quốc bao gồm vùng nước nội địa, các biển Hoàng Hải, Bột hải, Đông Việt Nam, và vùng Tây Thái Bình dương. Ngoài ra, trong những năm gần đây đội tàu khai thác của Trung Quốc đã vươn tới hầu khắp các đại dương trên thế giới.

Phương pháp khai thác cũng vẫn là các nghề truyền thống như lưới kéo, lưới vây, câu và các ngư cụ cố định khai thác ở vùng nước nội địa và ven biển, đặc biệt việc khai thác kết hợp ánh sáng Trung Quốc có những cải tiến đáng kểđể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cá đánh bắt. Trung Quốc cũng đã xây dựng được các trung tâm dịch vụ hậu cần cho nghề cá công nghiệp (bao gồm: bến cảng, nhà máy chế biến, kho

đông lạnh, nhà máy nước đá v.v.) ở Quảng Châu, Thượng Hải, Thanh Đảo .v.v

Chính phủ Trung Quốc cũng đã quan tâm tới xây dựng hệ thống các trường viện phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu ngành thủy sản, hai viện Nghiên cứu Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc được xây dựng ở Thượng Hải và Quảng Châu.

CHƯƠNG VI S NH HƯỞNG CA CUC CÁCH MNG KHKT ĐỐI VI ĐỊA LÝ KINH T NGH

§1. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ĐỊA LÝ NGHỀ CÁ DO TÁC ĐỘNG CỦA KHKT

Qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, chúng ta đều thấy rằng tiến bộ

khoa học kỹ thuật đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động làm thay đổi lực lượng sản xuất, làm

động lực cho sự phát triển. Tương lai sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực sản xuất vật chất nào, điều cần thiết trước tiên là phải xác định được các khuynh hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng dựđoán nó.

Là một lĩnh vực của nề kinh tế quốc dân, kinh tế nghề cá nói chung và địa lý kinh tế

nghề cá nói riêng đều chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự ảnh hưởng và tác động của khoa học kỹ thuật có thể diễn ra trên các mặt sau:

o Sự phát triển của khoa học Hải dương và nghiên cứu sinh vật biển sẽ làm xuất hiện các điều kiện tất yếu để nắm vững các nguồn tài nguyên trên các đại dương của thế giới, từđó mở ra việc sử dụng các vùng và đối tượng đánh bắt mới cho nghề cá công nghiệp.

o Trên cơ sở của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra các phương tiện lao động sản xuất tiên tiến hơn và hiện đại hơn, nghiên cứu các phương pháp khai thác tiên tiến hơn, điều đó sẽ tác động tích cực đến sự thay đổi lực lượng sản xuất của nghề cá công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các vùng khai thác mới.

o Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu sẽ giúp cho chế tạo ngư cụ dễ

dàng hơn và ngư cụ hoạt động hiệu quả hơn, tuổi thọ tăng và giảm chi phí đầu tư hơn và tất yếu là hiệu quả sản xuất sẽ được tăng lên. Khoa học kỹ thuật tân tiến cũng sẽ giúp cho bảo quản và chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn, hệ thống nhà máy chế biến và bảo quản sản phẩm được xây dựng nhiều hơn gần với vùng khai thác hơn, tạo điều kiện cho giảm cước phí vận chuyển do khoảng cách được rút ngắn lại.

o Những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho phép không chỉ đẩy mạnh công việc nghiên cứu thăm dò các vùng nước nội địa tự nhiên và nhân tạo, tổ chức nghề nuôi cá công nghiệp mà còn hướng tới việc tạo ra các trại nuôi cá bè đại dương và các vùng nuôi cá chuyên canh trước hết là vùng thềm lục địa. Chính những điều này sẽ tác động tích cực làm thay đổi bản đồ địa lý kinh tế nghề cá.

§2. KHOA HỌC KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊA LÝ KINH TẾ NGHỀ CÁ

Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba đã mang lại những sự biến đổi thần kỳ cho lực lượng sản xuất và cho xã hội, đưa lại năng suất lao

động ngày một tăng cao, điều kiện lao động ngày một được cải thiện, đời sống ngày một phong phú.

Đứng về lĩnh vực công nghiệp khai thác cá, vai trò của cuộc cách mạng khoa học kỹ

thuật hết sức to lớn trong việc nghiên cứu hải dương học, tàu thuyền và các trang thiết bị phục vụ khai thác, phương thức điều hành tổ chức sản xuất kể cả luật pháp về nghề

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 61)