NGHỀ CÁ PÊRU

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 50)

II SỰ PHÂN VÙNG NGHỀ CÁ VIỆT NAM

1.NGHỀ CÁ PÊRU

Peru, một quốc gia nằm ở phía Tây của lục địa Nam Mỹ, bờ Đông của Thái Bình dương, có diện tích 1.285.220 km2, toàn bộ phía Tây của Peru tiếp giáp Thái Bình dương. Do những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, nguồn tài nguyên biển dồi dào, cộng với những kinh nghiệm của ngư dân Peru, mà nghề cá nước này có sự phát triển sớm. Vào những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước, Peru đã có nghề cá phát triển và

đứng vào vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng đánh bắt và xuất khẩu bột cá. Nhịp độ

tăng trưởng của nghề cá rất nhanh, nếu so sánh sản lượng đánh bắt năm 1964 với năm 1984, sự tăng trưởng là 100 lần, năm 1970 Peru đạt con số sản lượng khai thác 12,6 triệu tấn.

Theo con số thống kê của Liên Hợp quốc sự phát triển của nghề cá Peru giai đoạn 1987-1996 như bảng 4-8.

Bảng 4-8:Sản lượng khai thác của Peru giai đoạn 1987 -1996

Peru giai đoạn 1987 đến 1996 (FAO) <tấn>

Năm 1987 1990 1992 1994 1996

Có thể nói do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đặc biệt là cá cơm, đối tượng đánh bắt chủ yếu của nghề cá Peru có trữ lượng rất lớn, đánh bắt được quanh năm, đã tạo cho nghề cá Peru phát triển rất nhanh.

Ngoài đánh bắt vùng ven bờ, nghề cá Peru cũng hoạt động mở rộng ra vùng biển Thái Bình dương, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế, Peru cũng là một trong những nước tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ mức triều lớn nhất. Vào những năm 70 Peru đã có đội tàu lớn khai thác với hơn 3.000 chiếc, trong đó có 125 tàu lưới vây vỏ thép. Đội tàu này cũng được tăng cường cả về số lượng và công suất, vào những năm 80 và 90, bảo đảm cho nghề cá Peru đủ khả năng mở rộng phạm vi hoạt

động, ra vùng biển quốc tế.

Các loại ngư cụ chủ yếu vẫn là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và ngư cụ cốđịnh được dùng cho vùng ven bờ. Đặc biệt, nghề lưới vây của Peru phát triển rất mạnh dùng để

vây cá cơm.

Nghề cá Peru có sự phát triển mạnh, song trước đây nó bị chi phối bởi các công ty nước ngoài như Hoa kỳ, Nhật bản, Anh, Đức, Pháp v.v. Vào những năm sau này chính phủ Peru đã có những chính sách để tăng cường củng cố nền kinh tế dân tộc, kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động của các công ty nước ngoài. Đồng thời với sự phát triển đánh bắt, chính phủ Peru cũng đã cho tiến hành xây dựng các cơ sở vật chất dịch vụ hậu cần, phục vụđào tạo, nghiên cứu khoa học về nghề cá. Ở Peru đã có trường đại học và viện nghiên cứu khoa học về biển và nghề cá. Nhiều chuyên gia được chính phủ Peru gửi đi đào tạo ở nước ngoài (Nhật, Hoa kỳ, Liên xô v.v.) đã góp phần tích cực vào sự phát triển của nghành công nghiệp cá quốc gia.

Một phần của tài liệu địa lý nghề cá (Trang 50)