Tình hình mua hàng của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng đá Granite và đá Marble của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái (Trang 36)

a,. Tình hình mua hàng theo mặt hàng chủ yếu

Bảng 3.6. Tình hình mua hàng theo nhóm hàng

( Đơn vị: 1000 đồng )

ST

T Nhóm hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g 1 Đá Marble 2.304.242 23.35 2.302.402 23.4 2.321.952 21.74 95.60 105.4 2 Đá Granite 7.565.325 76.65 7.534.697 76.6 8.356.976 78.26 97.49 113.3 3 Tổng 9.869.567 100 9.837.099 100 10.678.928 100

Qua bảng mua các mặt hàng mua chính của công ty có thể thấy sự phân bố không đồng đều về tỷ trọng mua của 2 nhóm hàng chính.

- Đối với mặt hàng đá Marble: Tổng giá trị mua của nhóm hàng này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất 23.35% năm 2007; 23.4 % năm 2008 và 21.74 % năm 2009. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng đá Marble diễn ra rất chậm. Qua 3 năm tỷ trọng mua đá Marble không những không tăng mà còn có xu hướng giảm dần. Năm 2008 tỷ trọng mua mặt hàng này lớn hơn so với năm 2007 là 0.05 %, năm 2009 tỷ trọng mua mặt hàng này so với năm 2008 giảm xuống là 1.66 %. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu của thị trường dành cho mặt hàng này có xu hướng giảm và sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn

đến hoạt động sản xuất của các công ty do đó giá mua của các mặt hàng đều giảm và mặt hàng đá Marble cũng không nằm ngoài quy luật trên.

- Đối với mặt hàng đá Granite: Đứng đầu trong tổng giá trị hàng mua vào. Năm 2007 mua lớn hơn so với năm 2008 là 0.05% , năm 2009 tỷ trọng mua mặt hàng này lớn hơn so với năm 2008 là 1.66% . Như vậy, nếu so sánh tỷ trọng mua mặt hàng này với mặt hàng còn lại tuy lớn nhất nhưng vẫn phân bố không đồng đều giữa các năm.

b,. Tình hình mua hàng theo nguồn hàng

Một trong những yếu tố trực tiếp gây ra rủi ro trong hoạt động mua hàng đó chính là việc lựa chọn nhà cung cấp. Lựa chọn nguồn hàng cung cấp hàng hóa đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả không những giảm thiểu nhiều rủi ro mà còn nâng cao khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.

Hầu hết, các nguồn hàng có được do công ty chủ động tìm kiếm, khai thác từ các nhà sản xuất và nhà cung ứng. Trong danh sách bạn hàng có đến hàng trăm công ty là nhà cung cấp. Mỗi công ty cung cấp các mặt hàng khác nhau với mẫu mã, chủng loại phong phú và đa dạng.

Trước năm 2005, Công ty nhập hàng của nhiều nhà cung cấp nước ngoài với chi phí khá cao. Bởi vì chất lượng đá trong nước nhìn chung chưa cao. Đá xanh (bluestone) của Thanh Hoá màu sắc không đồng đều do khai thác ở nhiều khu vực mỏ khác nhau, chất liệu khác biệt so với yêu cầu về kỹ thuật (chỉ 20% đạt yêu cầu), đá bị om, rạn... bao bì không đảm bảo bảo vệ đá. Ví dụ như đá Granite của Nghệ An, Yên Bái màu sắc vân vệt, đá bị ố, chuyển màu do không được xử lý chống thấm. Nguyên nhân của tình trạng này do đa số các mỏ đá được cấp cho các chủ, xí nghiệp nhỏ không đủ năng lực, tổ chức khai thác manh mún, khai thác theo phương pháp thủ công, không có thiết kế, không theo đúng quy chuẩn khai thác mỏ đá ốp lát mà tiến hành khoan nổ bắn mìn nên phá nát làm rạn nứt khối đá, phá nát mỏ đá, do đó không thu được đá chất lượng tốt, khối lượng lớn. Nguồn nhân lực của ngành tuy dồi dào nhưng chủ yếu không qua đào tạo, thiếu lao động kỹ thuật cao, nhân lực quản lý DN còn yếu, chưa đồng bộ. Tuy nhiên trong các năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước nghành đá ốp lát Việt Nam đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đá ốp lát xuất khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất mặt hàng này. Loại mặt hàng này không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự thay đối đó đã mở ra hướng đi mới cho Công ty TNHH An Thái với phương hướng nguyên liệu nhập ngoài bằng nguyên liệu sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu được nhiều rủi ro trong mua hàng.

Hiện nay Công ty có nhiều nhà cung cấp trở thành bạn hàng truyền thống: Công ty TNHH liên doanh Việt Hưng, Công ty TNHH Thanh Sơn, Gia đình Dongsheng gufen jituan, Gia đình Huang hong shi cai gongsi

Bảng 3.7. Danh sách một số nhà cung cấp truyền thống

( Đơn vị: 1000 đồng )

STT Nguồn cung cấp Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 (%) 2009/2008 (%) 1 Công ty TNHH liên

doanh Việt Hưng 467.256 657.631 919.563 140.74 139.82 2 Công ty TNHH

Thanh Sơn 57.663 72.538 100.354 125.79 138.34 3 Gia đình Dongsheng

gufen jituan 726.497 623.389 597.628 85.80 95.86 4 Gia đình Huang hong

shi cai gongsi 586.473 537.127 515.849 91.58 96.03 ( Nguồn: Phòng XNK )

Qua bảng danh sách trên có thể nhận thấy tổng giá trị mua hàng tăng lên ở các nhà cung cấp trong nước và giảm ở các nhà cung cấp nước ngoài. Cụ thể mua của các công ty TNHH liên doanh Việt Hưng, Công ty TNHH Thanh Sơn, đều tăng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp trong nước, Công ty TNHH An Thái vẫn duy trì với mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống. Nhưng mặt khác, cũng tiến hành tìm kiếm, tạo lập mối quan hệ với các nguồn hàng mới nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động mua hàng của công ty.

CHƯƠNG 4

CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA MẶT HÀNG ĐÁ GRANITE VÀ ĐÁ MARBLE CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN THÁI.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng đá Granite và đá Marble của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w