0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN NIỆM QUYỀN LỰC CỦA

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC TRONG TRIẾT HỌC XÃ HỘI CỦA BÉCTƠRĂNG RÁTXEN (Trang 70 -70 )

BÉCTƠRĂNG RÁTXEN

Vấn đề quyền lực là một trong những đề tài mà B. Rátxen quan tâm trong suốt cuộc đời. Nó nó đƣợc trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Quyền lực” viết năm 1938 và một số tác phẩm khác đƣợc xuất bản trong những năm 40 của thế kỷ XX.

Qua nghiên cứu quan niệm của B. Rátxen về quyền lực, chúng tôi rút ra một số nhận định và đánh giá sau:

Thứ nhất, chúng tôi nhất trí với nhận định của Rátxen Hácđin (Russell Hardin - Đại học New York) rằng, “B. Rátxen đã kết hợp giữa một đề tài khẳng định tính tâm lý của ý chí theo đuổi quyền lực vì chính bản thân giá trị của quyền lực với một nhận thức sắc sảo về các loại hình khác nhau của quyền lực”. Và, “điểm mạnh của B. Rátxen chính là sự phân tích 3 loại hình rõ rệt của quyền lực” (quyền lực truyền thống, quyền lực cách mạng, bạo lực). Trong đó, “phần lý luận sắc sảo nhất của B. Rátxen đƣợc thể hiện khi ông làm sáng tỏ sự phối hợp có ý nghĩa gì trong trƣờng hợp khó khăn của những cá nhân khi phải kiểm soát một chính phủ dân chủ” [Xem 49, tr.322] nhằm kiềm chế sự lạm dụng quyền lực.

Thứ hai, quan điểm về quyền lực của B. Rátxen bị giới hạn trong một giai đoạn lịch sử. Bởi vì, thời kỳ mà B. Rátxen viết những tác phẩm “Quyền lực”, “Quyền lực và cá nhân” là cùng thời với Franco, Hitler, Mussolini - thời kỳ mà “các mối quan hệ quyền lực bị mục nát”. Chính vì vậy, những quan điểm của B. Rátxen về quyền lực chủ yếu nghiêng về khía cạnh tâm lý và phê phán các xã hội mà ở đó, quyền lực bị một nhóm nhỏ sử dụng vì mục đích củng cố sự chuyên chế của mình, và do vậy, ông không đi sâu hơn vào sự phân tích bản thân “quyền lực”.

Thứ ba, quan điểm về quyền lực của B. Rátxen chịu ảnh hƣởng của Nítsơ trong cuốn “ý chí vươn tới quyền lực”. Nítsơ cho rằng, “ý chí quyền lực là ý chí tự thân của con ngƣời”, ý chí quyền lực là động lực và tiêu chuẩn của cuộc sống, nó quyết định “mọi vấn đề trong cuộc sống con ngƣời, từ các loại nhu cầu tối thiểu đến hoạt động thần kinh cao cấp nhất...”[Dẫn theo 3, tr. 161]. B. Rátxen thì coi quyền lực chỉ là vấn đề tâm lý, thể hiện ở “ý chí vƣơn lên giành quyền lực và giành sự phục tùng kèm theo đó”. Với ông, “ý chí

vƣơn tới quyền lực là có tính phổ biến ở con ngƣời, nó không bao giờ đƣợc thoả mãn và nó là bất tận”, “khát khao chung của con ngƣời là khát khao về quyền lực và danh vọng”. Có thể coi đây là một lý thuyết về quyền lực, nhƣng về thực chất, nó chỉ nhƣ là một tuyên bố mang tính tâm lý về quyền lực. Vì vậy, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, lý thuyết của B. Rátxen về quyền lực “không thể đóng vai trò nền tảng để xây dựng một lý thuyết xã hội đƣợc” [Xem 49, tr.323].

Thứ tư, về sự phân loại quyền lực của B. Rátxen.

B. Rátxen phân chia thành ba loại quyền lực: quyền lực truyền thống, quyền lực cách mạng và bạo lực. Hai loại quyền lực đầu có đƣợc là do có sự đồng thuận chung, hoặc sức mạnh của tập tục, và cũng có thể là theo thể chế hoặc từ sự thuyết phục của lý tƣởng. Loại thứ ba - bạo lực - có đƣợc là do sự ép buộc. Theo chúng tôi, ba loại hình quyền lực này không phải là các loại quyền lực nói chung. Thực ra, đó chỉ là các hình thái quyền lực của nhà nƣớc đối với các khách thể của nó.

Cách phân loại của B. Rátxen về quyền lực (tƣơng đối rõ nhƣ đã phân tích ở phần trên) có thể vẫn gây nhầm lẫn về cách hiểu quyền lực. Chẳng hạn, sự nhất trí, sự đồng thuận thƣờng đi đôi với sự ép buộc. Khi các nhóm, tổ chức hay quốc gia muốn gia tăng quyền lực, họ thƣờng sử dụng quyền lực để cƣỡng chế, bắt buộc nhiều ngƣời khác phải làm một số việc nhất định. Nhƣng, hầu hết các trƣờng hợp quyền lực có đƣợc đều dựa trên sự đồng thuận, nhất trí của ít nhất là một nhóm ngƣời, ví dụ nhƣ để thành công, bạo lực quân sự phải dựa trên sự nhất trí của một số thành viên trong nhóm quân sự. Bạo lực đó khi đƣợc sử dụng để áp đặt lên một số nhóm mà nó chống lại, lại không dựa trên sự nhất trí nào hết. Quyền lực cách mạng về khía cạnh này cũng tương tự như bạo lực ở chỗ, nó không dựa trên sự nhất trí của kẻ bị lật đổ, bị tước đoạt chính quyền. Tƣơng tự nhƣ vậy, quyền lực truyền thống cũng không dựa trên

sự nhất trí khi nó ép buộc những kẻ chống lại nó phải tuân theo khuôn khổ và bắt những kẻ đó phải tuân thủ những tập quán truyền thống. Về mặt này, quyền lực truyền thống cũng lại trở thành bạo lực.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các tài liệu khoa học xã hội viết về quyền lực cho đến thời B. Rátxen đều tranh cãi về khái niệm quyền lực. Quyền lực là sự phối hợp hay sự ép buộc? Nguồn gốc của quyền lực?... Nhƣng, đều chƣa có câu trả lời thuyết phục. Theo quan điểm của Rátxen Hácđin, “quyền lực không phải là sự phối hợp hay ép buộc mà là cả hai yếu tố đó kết hợp lại” [Xem 49, tr. 333]. Bởi vì sự phối hợp đó là một dạng hợp tác sẽ đem lại quyền lực và quyền lực đó đƣợc sử dụng để cƣỡng ép. Theo nghĩa này, sự phối hợp thiên về mặt tạo ra quyền lực, còn sự ép buộc thiên về mặt sử dụng quyền lực.

Thứ năm, có thể khẳng định B. Rátxen là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về quyền lực dƣới nhiều góc độ (triết học, tâm lý học, xã hội học, sử học,...) và ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của quyền lực không chỉ trong lịch sử phát triển xã hội, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Những quan niệm của B. Rátxen về quyền lực đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu về quyền lực sau này. Chẳng hạn, vấn đề quyền lực đƣợc trƣờng phái “Triết học mới” (ra đời vào những năm 1970 thế kỷ XX ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp) tiếp tục nghiên cứu. Các đại biểu của trƣờng phái triết học mới này hầu hết còn rất trẻ và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ (A. Glucsman) - triết học, (B.H Levy) - sử học, (Glacdro; K. Giambe; J.M. Benoast; J.P. Dole; F. Nemo) - những nhà tuyên truyền triết học mới, (M.Clavel) - triết học và Thiên Chúa giáo,v.v. Theo quan điểm của Triết học mới, quyền lực là cơ sở vốn có của một xã hội nào đó. Họ cho rằng, “quyền lực là siêu thực, bí ẩn và bất định, không phải là cái có thể nhận thức đƣợc bằng trí tuệ, vì “những khái niệm loại

này sự thật chỉ là sự tƣởng tƣợng”...Quyền lực trên thực tế là sự tƣởng tƣợng, là cái gì đó không thể diễn đạt đƣợc, không thể cảm nhận đƣợc, là cái gì đó thuần khiết có thể tự tạo ra chỗ dựa, đúng hơn là sự tự hình thành đƣợc” [Xem 12, tr.68].

B.H Levy cho rằng, chữ “quyền lực” có vô số ý nghĩa, nhƣ: thống trị nói chung, thống trị giai cấp nói riêng, sự quyết định của mọi tổ chức, hệ luận của các tiêu chuẩn văn hoá, thuộc tính của nhà nƣớc tƣ sản, thuộc tính của bất cứ nhà nƣớc nào,... và nó đƣợc hiểu theo nghĩa nào là tuỳ theo ý thích của mỗi ngƣời. Và, ông nhấn mạnh rằng, “đối với con ngƣời không có gì có thể tồn tại đƣợc nếu không có quyền lực”; “quyền lực là vĩnh cửu giống nhƣ xã hội, quyền lực là tiền thân với xã hội, nó là thầy giáo của các nhà nƣớc, của các xã hội” [Dẫn theo 7, tr. 244]. Từ đó, Levy đi đến phủ nhận vai trò của cách mạng xã hội trong việc xây dựng xã hội mới mà ở đó, quyền lực bị triệt tiêu. Theo Levy, chúng ta không nên hy vọng vào những điều tốt đẹp của bất cứ một cuộc cách mạng nào, bởi nó chỉ đem lại cho chúng ta “một quyền lực cao hơn là quyền lực có trƣớc đó”.

Cuối thế kỷ XX, vấn đề “quyền lực” tiếp tục đƣợc bàn đến trong bộ sách “Thăng trầm quyền lực” của Anvin Tophlơ (Alvin Toffler) - xuất bản năm 1990 tại New York. Trong công trình này, Anvin Tophlơ đã khẳng định, “quyền lực giữ một vai trò rất quan trọng mà con ngƣời không sao hiểu nổi, đặc biệt là đối với thời đại của chúng ta”. Theo tác giả, “khi nói đến quyền lực, trong tâm thức của chúng ta không khỏi có ấn tƣợng xấu, vì nhân loại có khuynh hƣớng lạm dụng quyền lực, còn bản thân quyền lực vốn không tốt không xấu. Trái lại, con ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ với quyền lực và không thể trốn khỏi nó đƣợc. Hơn nữa, nó có ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi sinh hoạt của chúng ta” [Xem 34, tr.19].

KẾT LUẬN

1. Béctơrăng Rátxen (1872-1970) không chỉ là triết học, nhà lôgíc học, toán học, mà còn là một nhà xã hội học, nhà chính luận, nhà hoạt động xã hội Anh tích cực. Ông có những đóng góp lớn trong việc đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa thực chứng mới. B. Rátxen còn là một trong những ngƣời sáng lập nên hội siêu hình học thế giới.

2. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, B. Rátxen luôn đứng trên lập trƣờng nhân bản, đứng về phía đa số nhân loại để đòi hỏi công lý, đòi hỏi con ngƣời phải đối xử nhân đạo đối với con ngƣời; khoa học, kỹ thuật là để phục vụ con ngƣời, vì con ngƣời, không ai đƣợc phép sử dụng thành tựu của khoa học để đàn áp lại số đông nhân loại. Trên con đƣờng đi tìm một giải pháp nhằm làm giảm thiểu nỗi khổ đau của nhân loại mà ông từng chứng kiến, B. Rátxen đã nghiên cứu vấn đề quyền lực nhƣ là một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong quan niệm của ông, quyền lực và sự đam mê quyền lực, sự lạm quyền là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới nỗi khổ đau của nhân loại. Chính vì vậy, B. Rátxen đã nghiên cứu quyền lực để chỉ ra cho nhân loại biết phải làm thế nào để hạn chế những mặt trái của quyền lực.

3. B. Rátxen luôn trăn trở với những câu hỏi: Vì sao nhân loại lại phải triền miên đắm mình vào những trận đánh đẫm máu? Vì sao con ngƣời đối xử với con ngƣời không khác gì ác thú? Vì sao mỗi một trận chiến vừa qua đi, con ngƣời lại chuẩn bị cho những trận chiến kế tiếp? Động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động là gì? Sự phát triển của lịch sử xã hội là gì? Động lực đó có phải là “kinh tế” nhƣ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin hay do một lực lƣợng thần bí ngoài con ngƣời thúc đẩy nhƣ sự giải thích của các nhà thần học? Và, khi trả lời những câu hỏi này, B. Rátxen cho rằng, sở dĩ con ngƣời bị xoáy vào những cơn lốc chiến tranh, bạo lực đó bởi vì, con ngƣời đã để cho “lòng đam mê quyền lực” luôn hoành hành trong tâm chí họ. Rằng, chính sự thôi thúc của quyền lực, sự ham mê quyền lực là yếu tố cơ bản chi phối mọi hoạt động của con ngƣời, là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên trong lịch sử nhân loại. Từ quan điểm coi sự đam mê quyền lực và danh vọng là những ƣớc muốn vô hạn của con ngƣời, B. Rátxen đi đến phủ nhận động lực kinh tế trong xã hội, khi cho rằng, dĩ nhiên, ngƣời ta có thể làm giàu vì giàu có là phƣơng tiện đƣa tới quyền lực hay giàu có làm gia tăng thêm quyền lực. Nhƣng ta cần hiểu rằng, trong cả hai trƣờng này, hợp động lực nền tảng không phải là động lực kinh tế. B. Rátxen nhấn mạnh sự say mê quyền lực là động lực chính yếu tạo nên những thay đổi mà khoa học xã hội phải coi là đối tƣợng nghiên cứu.

4. Đóng góp lớn nhất của B. Rátxen trong việc nghiên cứu quyền lực ở chỗ, ông là một trong những ngƣời đầu tiên tiến hành phân tích các hình thức của quyền lực (quyền lực truyền thống, quyền lực cách mạng và bạo lực) và chỉ ra sự tiến hoá của “ý niệm” quyền lực theo suốt dòng lịch sử. Sự phân định quyền lực truyền thống, quyền lực cách mạng và bạo lực ở đây chỉ mang tính tƣơng đối. Bởi vì, trên thực tế, trong mỗi hình thức quyền lực ấy lại chứa đựng và sử dụng cả những hình quyền lực thức khác. Chẳng hạn, quyền lực

cách mạng và bạo lực có biên giới hết sức mong manh, nó tuỳ thuộc vào việc sử dụng bạo lực nhƣ thế nào và tuỳ thuộc vào lập trƣờng giai cấp.

Một đóng góp nữa của B. Rátxen trong quan điểm của ông về quyền lực, đó là, ông đã phân tích quyền lực dƣới nhiều góc độ khác nhau: tâm lý học, đạo đức học, triết học, xã hội học. Và, cuối cùng, B. Rátxen đã đƣa ra quan điểm cần phải có phƣơng thức để kiềm chế sự lạm dụng quyền lực, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán. B. Rátxen đã đƣa ra một số điều kiện cơ bản để chế ngự quyền lực. Điều kiện về chính trị: xây dựng nền dân chủ là một giải pháp chính yếu để ngăn chặn nhóm thiểu số sử dụng bạo lực để chiếm lấy quyền lực. Điều kiện kinh tế - đó là việc phải xây dựng một nền kinh tế mà nhà nƣớc nắm quyền kiểm soát, và dĩ nhiên, nhà nƣớc đó phải dân chủ. Ngoài hai điều kiện cơ bản trên, điều kiện về tuyên truyền, điều kiện tâm lý và điều kiện giáo dục, theo ông, cũng góp phần chống lại sự lạm dụng quyền lực.

5. Mặc dù vẫn còn những hạn chế không thể tránh khỏi khi xây dựng quan niệm về quyền lực trong triết học xã hội của mình, B. Rátxen vẫn có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu quyền lực. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của ông trong nghiên cứu quyền lực, các hình thức của quyền lực, triết học về quyền lực, sự cần thiết phải chế ngự quyền lực. Vƣợt lên trên tất cả những trở ngại, B. Rátxen đã đứng trên quan điểm nhân bản, đứng về phía đông đảo nhân loại để nghiên cứu quyền lực nói riêng, các lĩnh vực khoa học xã hội khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. A.S. Bôgômôlôv, Ju.K. Menvin, I.S. Narơxki (1978), Chủ nghĩa thực chứng mới trong triết học tư sản hiện đại, Mát-xcơ-va, (Tƣ liệu Viện Triết học - T.676).

2. Cônhiô, Gióocgiơ (1963), Tôn giáo và khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Lƣu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, t.1 quyển 1, (Lê

Quang Lâm dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Lƣu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, t.2, (Lê Quang Lâm dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Hào Hải (1991), “Vài nét về triết học tƣ sản phƣơng Tây vài thập kỷ gần đây”, Triết học, (1), tr.37 - tr.41.

6. Nguyễn Hào Hải (1995), “Vấn đề con ngƣời và Thƣợng đế trong triết học phƣơng Tây hiện đại”, Triết học, (3), tr.42- tr.45.

7. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại,

8. Nguyễn Phong Hoà (1992), “Về quyền lực Nhà nƣớc và cơ chế quyền lực Nhà nƣớc thể hiện trong hiến pháp 1992”, Thông tin lý luận, (7), tr.13 - tr.16.

9. Ted Honderich (2002), (Lƣu Văn Hy dịch), Hành trình cùng triết học, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

10. Đỗ Minh Hợp (1996), “Vấn đề tính chủ quan trong triết học phƣơng Tây hiện đại”, Triết học, (1), tr.29 - tr.32.

11. Đỗ Minh Hợp (2000), “Triết học phƣơng Tây hiện đại: một cách nhìn khái quát”, Triết học, (1), tr.46 - tr.50.

12. Nguyễn Hữu Khiển (1991), “ “Triết học mới”: vấn đề quyền lực và nhà nƣớc”, Triết học, (1), tr.68 - tr.70.

13. Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

14. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

15. Nguyễn Hiến Lê (1971), Betrand Russell chiến sĩ tự do và hoà bình, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn.

16. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC TRONG TRIẾT HỌC XÃ HỘI CỦA BÉCTƠRĂNG RÁTXEN (Trang 70 -70 )

×