hội.
Quan điểm của B. Rátxen về “quyền lực” đƣợc ông trình bày chủ yếu trong các tác phẩm - Quyền lực (Power) viết năm 1938, tác phẩm Quyền lực và cá nhân (Authority and the Individual) viết năm 1949 và tác phẩm
Bertrand Russell nghĩ sao nói vậy (Bertrand Russell Speaks his Mind).
Trong các tác phẩm này, B. Rátxen đã phân tích “quyền lực”, về sự ham mê quyền lực và sự tiến hoá của quyền lực trong suốt dòng lịch sử xã hội loài ngƣời dƣới nhãn quan xã hội học, tâm lý, chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo, luân lý, triết học. Cũng ở đây, B. Rátxen còn lên tiếng báo động về những nguy cơ của nhân loại trƣớc sự hình thành và phát triển của “quyền lực công nghệ” (Techonological Power), về sự xa đọa tinh thần dƣờng nhƣ vô phƣơng cứu vãn của xã hội văn minh ngày nay. Ông lên tiếng kêu gọi, đòi hỏi con ngƣời phải đối xử nhân đạo với chính con ngƣời. Xuất phát từ lòng nhân đạo, B. Rátxen cố gắng phân tích, chỉ ra đâu là động lực hoạt động của con ngƣời trong xã hội. Và đâu là động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời.
Tác phẩm “Bertrand Russell Speak s his Mind” đã đƣợc Nguyễn Hiến Lê dịch với tên gọi “Thế giới ngày ngày nay và tương lai nhân loại” Nxb Ca dao, 1971.
B. Rátxen xuất phát từ sự khác biệt giữa con ngƣời và con vật ở phƣơng diện trí năng và cảm xúc để đi đến quan điểm về “sự ham muốn quyền lực vô hạn ở con ngƣời”. Theo ông, ở “con ngƣời có những ham muốn tự bản chất nó đã vô hạn nên không bao giờ đƣợc thoả mãn hoàn toàn”, còn con vật, các hoạt động của chúng thƣờng “bắt nguồn từ những nhu cầu về sinh tồn và truyền sinh” [Xem 57, tr.15]. Ở con ngƣời, lòng ham mê quyền lực và danh vọng là những ƣớc muốn vô hạn. B. Rátxen cho rằng, thực tế cho thấy đa số nhân loại phải làm việc vất vả để thoả mãn những nhu cầu căn bản của mình và chỉ còn ít năng lực đƣợc dành cho những mục đích khác. Tuy nhiên, có những ngƣời khi có đời sống vật chất đảm bảo rồi nhƣng vẫn không ngừng hoạt động để đạt đƣợc những mục đích khác. Chẳng hạn, hoàng Đế Xerxes (vua Ba Tƣ) không thiếu thực phẩm, cung tần mỹ nữ nhƣng ông vẫn tiếp tục viễn chinh Athenes. Giải thích điều này, theo B. Rátxen, “chính tƣởng tƣợng là yếu tố thúc đẩy con ngƣời hoạt động không ngừng sau khi những nhu cầu căn bản đã đƣợc thoả mãn” [Xem 57, tr.7].
Chính lòng đam mê “quyền lực và danh vọng” là những ƣớc muốn vô hạn ở con ngƣời, do vậy, những ai đã có một chút quyền lực thì họ lại mong muốn có thêm một chút nữa. Và nếu nhƣ ai đó nghĩ rằng, những ƣớc muốn này có thể đƣợc thoả mãn, thì đó là một sai lầm. Theo B. Rátxen, bởi vì bản tính của con ngƣời là luôn luôn muốn bành trƣớng sự ảnh hƣởng của mình. Do vậy, những ƣớc muốn về quyền lực chỉ bị giới hạn bởi những gì tƣởng tƣợng đã gợi ra [Xem 57, tr. 8].
Trong tƣởng tƣợng của nhân loại, theo B. Rátxen, quyền lực của Thƣợng Đế là quyền lực tối cao nhất mà mọi ngƣời đều hoạt động không ngừng nhằm mục đích đạt đƣợc quyền lực tối cao đó. Vì vậy, trong xã hội, sự hợp tác giƣa ngƣời với ngƣời trở nên hết sức khó khăn. Bởi ai cũng muốn mình là Thƣợng Đế, trong khi đó, không ai chấp nhận lý do họ không thể trở
thành Thƣợng Đế. Mặt khác, “mỗi ngƣời đều thích quan niệm mối quan hệ của mình với ngƣời khác theo mẫu mực của sự hợp tác giữa Thƣợng Đế và những kẻ tôn kính ngài, trong đó mình ở vào vị thế của Thƣợng Đế”. Từ đó dẫn đến “sự cạnh tranh, sự cần thiết của thoả hiệp và chính quyền,...sự bất ổn định, bạo động và phải có đạo đức để kìm hãm những hành động vô chính phủ” [Xem 57, tr. 8].
Theo B. Rátxen, mặc dù quyền lực là động lực mạnh nhất của nhân loại, nhƣng trong mỗi ngƣời động lực đó lại không giống nhau. Bởi vì, nó bị chi phối và giới hạn bởi nhiều động lực khác, chẳng hạn, “lòng ham tiện nghi vật chất, lòng ham khoái lạc”, thậm chí cả “lòng ham đồng ý” ở nhiều ngƣời. Dƣới góc độ tâm lý học và sinh lý học cá nhân, B. Rátxen cho rằng, “một số ngƣời có những phẩm chất khiến họ luôn luôn ở vào cƣơng vị chỉ huy, trong khi đó những kẻ khác phải vâng lời; giữa hai thái cực này là khối đông đảo quần chúng thích chỉ huy trong vài trƣờng hợp, nhƣng lại muốn phục tùng trong những trƣờng hợp khác” [Xem 57, tr. 13].
Xét trong một cộng đồng, một quốc gia, việc có đƣợc quyền lực ít hay nhiều, theo B. Rátxen, điều đó không chỉ phụ thuộc vào dân số, các nguồn tài nguyên, khả năng kỹ thuật, hay nói chung là điều kiện vật chất mà còn phụ thuộc vào những tín niệm nữa. Khi một tín niệm nào đó mà tạo đƣợc lòng “cuồng tính” và đƣợc mọi phần tử trong cộng đồng tuân theo thì sẽ gia tăng quyền lực của cộng đồng lên rất nhiều.
Xuất phát từ những câu hỏi: Vì sao nhân loại lại triền miên đắm mình vào những trận chiến đẫm máu? Vì sao con ngƣời đối xử với nhau không khác gì ác thú? Vì sao mỗi một trận chiến vừa qua đi, con ngƣời lại chuẩn bị cho những trận chiến kế tiếp? Theo B. Rátxen, sở dĩ con ngƣời bị xoáy vào những cơn lốc chiến tranh, bạo lực đó bởi vì, con ngƣời đã để cho “lòng đam mê quyền lực”, “khát vọng quyền lực” luôn hoành hành trong tâm chí họ.
B. Rátxen cho rằng, chính sự thôi thúc của quyền lực, sự khát vọng quyền lực là yếu tố cơ bản chi phối mọi hoạt động của con ngƣời, quyền lực đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội tiến lên trong lịch sử nhân loại. Ông viết “chỉ khi nào nhận ra rằng lòng yêu quyền lực là căn nguyên của mọi hoạt động xã hội quan trọng ta mới giải thích đƣợc lịch sử từ xƣa đến nay một cách đúng đắn” [Xem 57, tr.9]. Từ quan điểm cho rằng khát vọng quyền lực và danh vọng là những ƣớc muốn vô hạn của con ngƣời, B. Rátxen đi đến phủ nhận động lực kinh tế trong xã hội, khi ông cho rằng “... dĩ nhiên, ngƣời ta có thể làm giàu vì giàu có là phƣơng tiện đƣa tới quyền lực hay giàu có làm gia tăng thêm quyền lực. Nhƣng ta cần nhìn rõ là, trong cả hai trƣờng hợp, động lực nền tảng không phải là động lực kinh tế” [Xem 57, tr.9]. B. Rátxen nhấn mạnh sự khát vọng quyền lực là động lực chính yếu tạo nên những thay đổi mà khoa học xã hội phải coi là đối tƣợng nghiên cứu. Bởi, thứ nhất, theo ông: “quyền lực là khái niệm cơ bản trong khoa học xã hội, cũng nhƣ khái niệm năng lƣợng trong khoa học vật lý” [Xem 57, tr.9]. Thứ hai, “ngƣời ta chỉ có thể trình bày những luật động lực xã hộ i (the laws of social dynamics) theo tác động của quyền lực dƣới các hình thức khác nhau của nó” [Xem 57, tr.11]. Muốn khám phá đƣợc những luật này, trƣớc hết cần phải phân loại các hình thức quyền lực, sau đó xét tới cách ảnh hƣởng của nó đến đời sống “tha nhân” của các tổ chức và cá nhân trong lịch sử.
Chứng minh điểm thứ nhất, B. Rátxen cho rằng: “cũng giống nhƣ năng lƣợng, quyền lực có nhiều hình thức, ví dụ nhƣ hình thức tài sản (Wealth), vũ khí (Armaments), thẩm quyền dân sự (Civil Authority), ảnh hƣởng trên dƣ luận (influence on opinion), các hình thức này tồn tại độc lập với nhau, không hình thức nào có thể bị coi là phụ thuộc vào hình thức khác, không một hình thức nào gây ra hình thức còn lại” [Xem 57, tr.9].
Nếu nhƣ chủ định xét một hình thức quyền lực nào đó một cách riêng rẽ, hay cô lập bất kỳ một hình thức quyền lực nào (ví dụ quyền lực kinh tế) là một sai lầm “nghiêm trọng”, hoặc chỉ có thể thành công một phần. Và chúng ta chỉ có thể trình bày các quy luật của động lực xã hội theo tác dụng của quyền lực nói chung.
Khi nghiên cứu về quyền lực, B. Rátxen nhằm đạt hai mục đích rõ ràng. Thứ nhất, ông muốn trình bày “một cách phân tích những thay đổi xã hội nói chung theo một phƣơng pháp thoả đáng hơn.” Thứ hai, “giúp cho những ngƣời còn bị ám ảnh, tri phối bởi tƣ tƣởng các thế kỷ XVII, XVIII có thể hiểu thời hiện tại và tƣơng lai gần đây rõ ràng hơn” [Xem 57, tr.11].
Để chứng minh điểm thứ hai, quyền lực tác động nhƣ “động lực” của xã hội dƣới các hình thức khác nhau của nó. B. Rátxen đã phân loại các hình thức quyền lực, xem xét sự tác động của các hình thức quyền lực tới cá nhân và tổ chức xã hội mà cá nhân tham gia vào. B. Rátxen còn bàn nhiều về vấn đề quyền lực ở những góc độ nhƣ: các hình thức của quyền lực, mối quan hệ giữa quyền lực của tổ chức và quyền lực của cá nhân, quyền lực và luân lý, đạo đức học về quyền lực, triết học về quyền lực..., và ông đi đến quan điểm phải có sự chế ngự quyền lực. Những quan điểm trên của ông chúng tôi sẽ đi sâu phân tích ở phần tiếp theo của luận văn này.