Vấn đề quyền lực trong lịch sử triết học phƣơng Tây

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 37)

Vấn đề quyền lực đƣợc các nhà triết học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử triết học. Cho đến nay, nó vẫn còn là một đề tài thu hút sự chú ý không chỉ các nhà triết học, mà còn cả các chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác, nhƣ chính trị học, tâm lý học, xã hội học, sử học,...

Thời kỳ cổ đại, Arixtốt (384 - 322 TCN), trong tác phẩm “Chính trị Aten”, đã nghiên cứu quyền lực dƣới góc độ những đặc điểm cơ bản của nó. Theo ông, quyền lực không chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết cảm giác, mà của cả giới tự nhiên vô cơ. Ông cho rằng nhà nƣớc, quyền lực nhà nƣớc xuất hiện một cách tự nhiên; quyền lực nhà nƣớc đƣợc hình thành do lịch sử, đƣợc phát triển từ gia đình, công xã và là một hình thức tổng thể, hoàn thiện nhất

trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời nhằm mục đích tối cao là liên kết mọi ngƣời để đạt tới một cuộc sống tốt đẹp nhất.

Xixêrôn (106 - 43 TCN) cũng cho rằng, “tổ chức quyền lực là tất yếu, nó bắt nguồn từ bản chất con ngƣời - chạy trốn sự cô đơn và khao khát cuộc sống cộng đồng xã hội. Nó không sinh ra bởi cá nhân ngƣời thực hành nó mà bởi nhân dân” [Dẫn theo 31, tr.76].

Thời kỳ Trung cổ, “quyền lực Thƣợng đế” đƣợc các nhà thần học đƣa lên vị trí hàng đầu, còn loài ngƣời chỉ đƣợc xem là cái “phái sinh” từ quyền lực của Thƣợng đế. Thời kỳ này phải kể đến tƣ tƣởng về quyền lực của S. Ôguýtxtanh (354 - 430) và Tômát Đacanh (1225 -1274).

Quan niệm của Ôguýtxtanh về nguồn gốc và bản chất của quyền lực trong xã hội đƣợc đánh giá là có sự phát triển cao hơn Arixtốt và Xixêrôn. Ôguýtxtanh đi từ khẳng định “con ngƣời do bản chất tự nhiên cần đến một xã hội” đến khẳng định “xã hội cần đến một quyền uy”, cần đến hai yêu cầu hay hai phẩm chất quan trọng của quyền lực. Một là, “quyền lực là sở hữu chung của cả cộng đồng xã hội” và, hai là, “sứ mệnh của quyền lực là làm cho sự công bằng ngự trị, không có công bằng, quyền lực trở nên sai lạc” [Xem 31, tr.81].

Đứng trên lập trƣờng triết học duy tâm, T. Đacanh cho rằng, quyền lực tối cao là quyền lực Thƣợng đế. Nhà nƣớc sinh ra là tất yếu trong bản thân xã hội chứ không phải sinh ra từ một quyền lực nhân loại nào khác cao hơn nó.

Thời kỳ cận đại, các nhà không tƣởng và các nhà bách khoa đã đặt vấn đề xác lập “quyền lực tƣ sản”. Nhƣng, trong các tác phẩm của mình, họ chủ yếu nhấn mạnh quyền lực nhà nƣớc và xem nhà nƣớc nhƣ là “vƣơng quốc của lý trí”. Trong thời kỳ này, tƣ tƣởng của J.Lốccơ (1632-1704), S.L.Môngtexkiơ (1689-1755), J.Rútxô (1712-1778) về quyền lực và nhà nƣớc

đã có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất không chỉ đến chính trị, xã hội thời bấy giờ, mà còn đến các thể chế chính trị hiện đại sau này.

J.Lốccơ đã xuất phát từ “quyền tự nhiên của con người” - quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu... để xây dựng quan niệm của mình về quyền lực. Theo ông, đó là những quyền tối cao, bất khả xâm phạm. Chính vì đây là những quyền “tự nhiên thiêng liêng” nên cần thiết phải đƣợc bảo vệ bằng cách: mọi thành viên trong xã hội cùng “ký kết” để xây dựng nên một chính quyền. Chính quyền đó là cơ quan quyền lực chung, chức năng đầu tiên của nó là bảo vệ những quyền tự nhiên thiêng liêng của mỗi con ngƣời. Điểm quan trọng và đáng chú nhất trong quan điểm của J.Lốccơ là những kết luận của ông về quyền lực. Ông cho rằng, thứ nhất, “quyền lực nhà nƣớc, về bản chất, là quyền lực của dân”. Quyền lực của dân là cơ sở, là nền tảng của quyền lực nhà nƣớc. Trong quan hệ với dân, về bản chất, nhà nƣớc không có quyền mà chỉ là thực hiện sự uỷ quyền của dân. Thứ hai, “nhà nƣớc - xã hội chính trị - xã hội công dân, thực chất là một “khế ƣớc xã hội”, trong đó, các công dân nhƣợng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung - quyền lực nhà nƣớc”. Nhà nƣớc với quyền lực chung đó điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn những quyền tự nhiên của mỗi cá nhân công dân. Thứ ba,

bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con ngƣời - đó là tiêu chí căn bản để xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nƣớc. Đi quá giới hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, thành kẻ thù của tự do, thành đối tƣợng của cách mạng [Xem 31, tr.88 - 89].

Trong thế kỷ XVIII, ngƣời bàn nhiều về quyền lực J.Rútxô (J. Rousseau 1712-1778). Trong tác phẩm nổi tiếng “Bàn về khế ước xã hội” (1762), J.Rútxô đã phân tích và chứng minh rằng, xã hội loài ngƣời không thể sống trong một trạng thái tự nhiên vô chính phủ, bởi nó sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa ngƣời giầu và ngƣời nghèo. Vì vậy, theo ông, mọi ngƣời cần phải

biết tự giác ký kết với nhau một “khế ước”- nhƣợng bớt một số tự do, một số quyền lực của cá nhân cho nhà nƣớc để có đƣợc sự bảo đảm về an ninh, về quyền tƣ hữu và những quyền cá nhân khác của mình.

J.Rútxô là một trong những ngƣời đầu tiên xem xét khái niệm “quyền lực”. J.Rútxô phân chia khái niệm “quyền lực” thành khái niệm “quyền” và “lực”. Theo ông, “lực là một sức mạnh vật lý... Chịu theo lực là một cử chỉ bắt buộc chứ không phải tự nguyện”. Còn nói đến “quyền”, ông cho rằng, “quyền chỉ là một hệ quả của một thứ khái niệm mơ hồ mà thôi. Nói lực tạo ra quyền là không đúng”. Bởi vì, theo ông, khi mà lực thứ hai mạnh hơn lực thứ nhất thì tự nó sẽ vƣợt lên mà nắm lấy quyền, và nếu ngƣời ta đã phải phục tùng theo lực thì không cần phục tùng theo quyền nữa và khi ngƣời ta không bị lực ép thì cũng không cần phải phục tùng nó nữa. Từ đó, J. Rútxô đến kết luận: “Chữ quyền không thêm gì cho chữ lực cả. Chữ “quyền” không có nghĩa gì hết” [Dẫn theo 26, tr.33].

Đến thế kỷ XIX, Nítsơ (Friedrich Wilhelm Nietzsche 1844-1900) - đại biểu của chủ nghĩa duy ý chí Đức - cũng đã bàn về quyền lực. Trong tác phẩm “Ỳ chí giành quyền lực”. Nítsơ đã đƣa ra đề nghị: cuộc sống phải đƣợc lý giải bằng khái niệm “khát vọng quyền lực”. Ông coi ý chí quyền lực là ý chí tự thân của con ngƣời không ngừng cải thiện, mở rộng, vƣơn lên trong cuộc sống, vì vậy, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi theo đuổi quyền lực chính trị. Nítsơ cho rằng, ý chí quyền lực quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống của con ngƣời, từ các loại nhu cầu tối thiểu đến hoạt động thần kinh cao cấp nhất đều là biểu hiện của ý chí quyền lực. Theo ông, “ý chí quyền lực phân hoá thành ý chí đi tìm cái ăn, ý chí đi tìm tài sản, ý chí đi tìm công cụ... ý chí rèn luyện, ý chí đồng hoá, v.v..” [Dẫn theo 3, tr.162].

Bản thân các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đề cập đến vấn đề quyền lực và những bộ phận khác của quyền lực nhƣ: quyền uy, bạo lực và vai trò của bạo lực, quyền lực chính trị... ở nhiều tác phẩm khác nhau. Chẳng hạn, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, Mác và Ăngghen cho rằng, “quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” [Xem 16, tr. 628]. Một khía cạnh khác của quyền lực là “quyền uy” đã đƣợc Ăngghen bàn đến trong tác phẩm “Bàn về quyền uy”. Theo Ăngghen, quyền uy là ý chí của ngƣời khác buộc ta phải tiếp thu; quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò của quyền lực, đặc biệt là quyền lực nhà nước. Lênin cho rằng, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nƣớc. Chừng nào mà chƣa nhận rõ đƣợc vấn đề đó thì không thể nói đến việc tự giác tham gia cách mạng và càng không thể nói đến lãnh đạo cách mạng. Theo Lênin, nhà nƣớc ở đây chẳng qua “là một tổ chức quyền lực đặc biệt, nó là tổ chức bạo lực dùng để trấn áp một giai cấp nào đó” [Xem 14, tr. 30].

Khái niệm quyền lực trong quan niệm của B. Rátxen.

Bản thân B. Rátxen không đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh nào về “quyền lực”, mà chỉ đƣa ra một khái niệm mang tính “định lƣợng” về quyền lực: “Quyền lực là sản phẩm của những hiệu quả có chủ định”. (Power may be defined as the production of intended effects) [Xem 57, tr.25].

Để làm rõ hơn định nghĩa của mình, B. Rátxen đƣa ra ví dụ: chẳng hạn, có hai ngƣời với những ham muốn giống nhau, nếu ngƣời nào thực hiện thành công đƣợc mọi ham muốn nhƣ ngƣời kia cộng thêm một số khác nữa, anh ta sẽ là ngƣời có nhiều quyền lực hơn. Hay, A là ngƣời có nhiều quyền lực hơn B nếu A thực hiện và hoàn thành nhiều hiệu quả có chủ ý hơn B.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, định nghĩa trên về quyền lực không thể giải quyết đƣợc vấn đề, nếu nhƣ, hai ngƣời đều thực hiện những ham muốn có dự định của mình nhƣng lại ở hai lĩnh vực khác nhau. Hoặc, trong đời sống chính trị, có vô vàn các dự định cho các hành động chính trị và các chính sách xã hội nhƣng chỉ có rất ít những dự định mang lại hiệu quả. Bởi vì, có nhiều lý do dẫn đến kết quả về chính trị nên chúng ta không thể phân tích ảnh hƣởng của chúng hay liên hệ chúng ngƣợc trở lại với những dự định đã tạo ra chúng.

Chúng tôi cho rằng, thực ra đây là một định nghĩa trừu tƣợng và không phải là trọng tâm chú ý của B. Rátxen. Bởi vì, xuất phát từ lập trƣờng triết học thực chứng, B. Rátxen đi thẳng vào vấn đề quyền lực, xem xét vai trò của nó trong xã hội, nó biểu hiện bằng những hình thức nào và bản chất của nó là gì. Do đó, mặc dù chƣa đƣa ra định nghĩ hoàn chỉnh về quyền lực, nhƣng không có nghĩa là B. Rátxen không nghiên cứu một cách nghiêm túc về vấn đề quyền lực. Vì vậy, để hiểu rõ hơn quan điểm của B. Rátxen về quyền lực trong các lĩnh vực xã hội thì phải đi từ nghiên từ cứu quan điểm của ông về vai trò của quyền lực nhƣ là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội và các hình thức biểu hiện quyền lực trong xã hội. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu đƣợc ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề quyền lực của B. Rátxen.

Mặc dù vấn đề quyền lực đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm, nhƣ chúng tôi đã đề cập ở trên, nhƣng cho đến nay, vẫn còn có những quan điểm chƣa thực sự thống nhất về vấn đề này. Dƣới mỗi góc độ nghiên cứu lại có những cách hiểu khác nhau về quyền lực.

Dƣới góc độ chính trị, các nhà chính trị học ngƣời Mỹ cho rằng, “nắm đƣợc quyền lực có nghĩa là buộc ngƣời khác phải phục tùng” (K.Đantra). Hay, “quyền lực là khả năng đạt tới một kết quả nhờ một hành động phối hợp” (Lesliel Lipson). Một định nghĩa khác về quyền lực đƣợc coi là có tính xác định hơn - đó là định nghĩa của các tác giả cuốn Bách khoa triết học

(Nga): “Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của ngƣời khác nhờ một phƣơng tiện nào đó nhƣ uy tín, quyền hành, nhà nƣớc, sức mạnh...” [Dẫn theo 31, tr. 190].

Có tác giả lại cho rằng, quyền lực là một khái niệm kép, nó bao gồm: quyền và lực. “Lực là một khái niệm dùng chỉ một thuộc tính của bất kỳ hệ vật chất nào, xét trong tƣơng tác với hệ vật chất khác, có khả năng duy trì sự tồn tại hoặc tạo ra sự biến đổi”. “Quyền là một khái niệm chỉ mối quan hệ có tính xã hội giữa ngƣời với ngƣời, trong đó con người ý thức tới nhu cầu của mình rằng những nhu cầu ấy phải đƣợc thoả mãn với sự thừa nhận của người khác” [Xem 25, tr. 49]. Nhƣ vậy, theo tác giả của quan niệm này, “lực” là cái vốn có trong mỗi hệ vật chất nhƣng lại hiện hình trong sự tƣơng tác. Tuỳ ở hình thức của sự tƣơng tác, vận động mà ngƣời ta nói tới các loại lực khác nhau (cơ, lý, hoá, sinh...). Các cộng đồng ngƣời với những quy mô khác nhau trong xã hội cũng là những kết cấu vật chất xác định, do vậy, cũng tiềm ẩn các lực nhất định.

Vậy quyền lực là gì? Có quan điểm cho rằng, trong một số các quyền của con ngƣời hoặc cộng đồng ngƣời trong xã hội có tồn tại một “quyền đƣợc sử dụng sức mạnh” phục vụ cho việc thực hiện các nhu cầu, các lợi ích của một ngƣời hay một nhóm ngƣời - đó chính là quyền lực [Xem 25, tr. 49].

Thực ra, việc phân chia khái niệm quyền lực thành khái niệm quyền và lực không phải là điểm mới. Trong lịch sử tƣ tƣởng, chúng ta đã bắt gặp quan điểm phân chia này ở tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của J.Rútxô. J.Rútxô đã tách biệt quyền và lực. Ông cho rằng, lực không tạo ra quyền, chữ quyền không thêm đƣợc gì cho chữ lực. Bởi vì, khi một lực thứ hai mạnh hơn lực thứ nhất, tự nó sẽ nắm lấy quyền và quyền sẽ mất đi khi lực không còn nữa. Do vậy, nếu đã phục tùng theo lực thì ngƣời ta không cần phải phục tùng theo quyền nữa. Và chữ quyền không có ý nghĩa gì hết.

Nhƣ đã phân tích ở trên, chúng tôi thấy việc phân tách khái niệm quyền lực thành khái niệm quyền và khái niệm lực chỉ là một cách tiếp cận, một cách để hiểu về quyền lực. Theo chúng tôi, khi nói tới quyền lực ta phải nói tới sự tác động, sự kết hợp của cả hai yếu tố quyền và lực. Tức là nói tới sự chuyển hoá biện chứng giữa quyền và lực. Bởi vì, trong thực tế, có khi có lực nhƣng không có quyền và ngƣợc lại, có quyền mà không có lực. Quyền có thể sinh ra hoặc triệt tiêu lực và lực cũng có thể sinh ra hoặc triệt tiêu quyền.

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)