Các hình thức của quyền lực

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 48)

B. Rátxen cho rằng, có nhiều cách khác nhau để phân loại các hình thức của quyền lực, mỗi cách phân loại đều có ích lợi riêng của nó. Chẳng hạn, theo B. Rátxen, quyền lực trong xã hội cũng giống nhƣ năng lƣợng trong vật lý học, nó có nhiều hình thức nhƣ: hình thức tài sản (Wealth), vũ khí (Armaments), thẩm quyền dân sự (Civil Authority), ảnh hƣởng trên dƣ luận (Influece on Opinion)... B. Rátxen chủ yếu đi vào phân tích quyền lực trên con ngƣời.

Theo ông, trƣớc tiên phải phân biệt quyền lực trên con ngƣời và quyền lực trên vật chất. Quyền lực trên vật chất là những hình thức sinh hoạt ngoài con ngƣời, nó đƣợc gia tăng trên vật chất nhờ khoa học, kỹ thuật và là nguyên nhân chính của mọi sự biến đổi trong thế giới hiện đại. Đối với quyền lực trên con ngƣời, trƣớc hết có thể phân loại theo cách quyền lực ảnh hƣởng tới các cá nhân hoặc theo loại tổ chức mà cá nhân có liên hệ.

Thứ nhất, loại quyền lực ảnh hƣởng trực tiếp lên cá nhân và thứ hai, loại quyền lực ảnh hƣởng gián tiếp lên cá nhân thông qua những tổ chức mà cá nhân đó tham dự. Mỗi cá nhân có thể chịu ảnh hƣởng của “A: quyền lực vật lý trực tiếp trên thân thể, nhƣ bị cầm tù hay bị giết. B: thƣởng hay phạt, ví dụ đƣợc giao công việc hay bị mất việc. C: ảnh hƣởng trên dƣ luận, ví dụ đƣợc quảng bá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này” [Xem 57, tr. 25]. Những hình thức quyền lực này, theo B. Rátxen, đƣợc phơi bày một cách “hiển nhiên” những cũng rất “đơn giản”, nhất là khi chúng ta đối xử với loài vật, bởi trong trƣờng hợp này chúng ta không cần phải giả vờ hay che dấu gì hết.

Hình thức quyền lực ảnh hƣởng gián tiếp lên cá nhân thông qua một tổ chức thì giống nhƣ “bầy cừu bị quyến dụ lên tàu, khi con đầu đàn bị lôi kéo bằng sức mạnh (quyền lực vật lý), các con khác sẽ tự ý chạy theo” [Xem 57, tr. 26]. Đàn cừu lên tàu theo con đầu đàn bị cƣỡng bức cũng giống nhƣ hình ảnh trong các đảng phái chính trị, mỗi khi lãnh tụ của đảng phải miễn cƣỡng hành động theo ý muốn của một phe nhóm hay các tổ chức trong đảng, lúc đó các thành viên trong đảng chính trị này sẽ đi theo ngƣời lãnh đạo của mình.

Trong các tổ chức mà cá nhân tham gia vào, mỗi tổ chức sẽ ảnh hƣởng tới cá nhân bằng một hình thức quyền lực điển hình nhất. Chẳng hạn, quân đội và cảnh sát thƣờng dùng “quyền lực áp chế trên thân xác” (quyền lực vật lý) là chủ yếu. Các tổ chức khác nhƣ: kinh tế thƣờng dùng hình thức thƣởng

hay phạt; nhà trƣờng, nhà thờ, đảng chính trị thƣờng dùng cách tuyên truyền và ảnh hƣởng trên dƣ luận. Tuy nhiên, theo ông, ngoài hình thức quyền lực điển hình, các tổ chức còn sử dụng nhiều hình thức quyền lực khác để bổ sung cho quyền lực điển hình. Chẳng hạn, quyền lực pháp luật là một ví dụ. Hình thức quyền lực điển hình nhất của pháp luật là quyền lực cƣỡng chế của nhà nƣớc. Đó chính là hình thức quyền lực vật lý của Nhà Nƣớc khi giao tiếp với nhân dân. Tuy nhiên, luật pháp không chỉ dùng hình thức áp chế nhằm cấm hẳn một hành động nào đó đƣợc coi là xấu, mà nó còn dùng hình thức “dẫn dụ” bằng thƣởng hay phạt để làm cho hành động đó trở nên ít hớp dẫn hơn. Mặt khác, pháp luật cũng vô hiệu khi nó không đƣợc lòng dân. Vì vậy, luật pháp muốn có hiệu quả thì nó phải nhờ vào ảnh hƣởng trên dƣ luận và tình cảm tán thành của cộng đồng, đây chính là sức mạnh của quyền lực tuyên truyền.

Phân tích các hình thức quyền lực theo sự phát triển của bản thân nó trong lịch sử xã hội loài ngƣời kể từ khi xuất hiện cho đến nay, B. Rátxen cho rằng, quyền lực có ba hình thức cơ bản là: “Quyền lực truyền thống” (Traditional Power), “Quyền lực mới giành được” (Newly Acquired Power) và “Bạo lực” (Naked Power).

Bạo lực

B. Rátxen cho rằng, “Bạo lực” - với tƣ cách là một hình thức quyền lực- nó là cái đƣợc hình thành không dựa trên nền tảng của sự thuận tình của đại đa số dân chúng. Nguồn gốc của bạo lực là do “khuynh hƣớng ham muốn quyền lực của các cá nhân hay các nhóm và chỉ đƣợc ngƣời ta tuân theo vì sợ hãi, chứ không có sự hợp tác thành thật nào” [Xem 57, tr.29]. Tuy nhiên, mức độ bạo lực của quyền lực chỉ là vấn đề cấp độ bạo lực đƣợc sử dụng. Chẳng hạn, Giáo hội sẽ dùng bạo lực để trấn áp những kẻ ngoại đạo phạm tội, nhƣng

lại đối xử ôn hoà hơn đối với tín đồ của mình cùng phạm tội ấy. Bạo lực thể hiện rõ ràng nhất trong quyền cƣỡng chế của quân đội ở trong nƣớc hay khi nó đi chinh phục nƣớc ngoài.

Bạo lực với tƣ cách là một hình thức của quyền lực nó có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội và trong các hình thức quyền lực khác. B. Rátxen cho rằng, “phần lớn những sự việc lớn xảy ra trong lịch sử loài ngƣời đều có liên hệ tới bạo lực” [Xem 57, tr. 70]. Chẳng hạn, thờ i kỳ Hy lạp cổ đại, trong tác phẩm “Thể chế cộng hoà” Platôn đã trình bày quan điểm về bạo lực, nó đƣợc thể hiện ở mỗi chính quyền. Theo Platôn, “mỗi chính quyền đều có những luật lệ đƣợc quy định thích hợp với những quyền lợi riêng của nó: một nền dân chủ làm luật dân chủ; một nền chuyên chế làm những luật mang tính chất độc đoán..., do đó, có những chính quyền lớn tiếng tuyên bố những điều chỉ hợp với lợi ích của chính quyền mà dân chúng vẫn phải thi hành, nếu kẻ nào không theo sẽ bị kết án nghiêm khắc... vì vậy, quyền lợi của kẻ mạnh ở đâu cũng chính đáng”, “công lý chỉ là quyền lợi của kẻ mạnh” [Dẫn theo 57, tr.66].

Trong lĩnh vực kinh tế, theo B. Rátxen, vai trò của bạo lực cũng quan trọng không kém. Ví dụ, kẻ đi chinh phục, cƣớp bóc dân bại trận đều phải sử dụng bạo lực. Hay trong xã hội có đối kháng giai cấp, một ngƣời công nhân cho rằng quyền lợi của mình ít hơn quyền lợi của chủ là một điều bất công. Tuy vậy, anh ta vẫn phải chấp nhận chính là vì bạo lực đã bắt anh ta phải tuân theo. Theo ông, hệ thống kinh tế từ xƣa tới nay đều mang tính chất bất bình đẳng một cách truyền thống, khó thay đổi hay lật đổ, trừ khi có những kẻ nổi lên chống lại truyền thống ấy. Chính vì vậy, ngày nay, những quan điểm chống bất bình đẳng trong kinh tế của phe “xã hội chủ nghĩa” càng tăng bao nhiêu thì quyền lực của “tƣ bản” càng nhuộm tính chất bạo lực bấy nhiêu [Xem 57, tr.70]. Tuy nhiên, theo B. Rátxen “bạo lực phải đƣợc giảm thiểu”

càng nhiều càng tốt, bạo lực phải đƣợc hạn chế bởi pháp luật, tập quán, và nó chỉ đƣợc sử dụng sau khi đã đƣợc cân nhắc cẩn thận và phải biết nghĩ tới quyền lực của kẻ khác.

Quyền lực truyền thống.

Theo B. Rátxen, quyền lực truyền thống đó là thứ quyền lực luôn đƣợc “thói quen” hậu thuẫn và ngƣời ta không cần phải “bênh vực nó”, không cần phải tuyên bố mọi sự “lật đổ” nó đều là vô ích. Quyền lực này luôn gắn kết với những đức tin tôn giáo vốn luôn chống lại mọi sự chống đối chúng. B. Rátxen không coi một thứ quyền lực nào đó là truyền thống chỉ bởi vì nó mang những hình thức cổ truyền. Quyền lực này sở dĩ đƣợc coi trọng còn là vì tập quán, thói quen của nhân dân. Khi lòng “kính trọng” này không còn thì “quyền lực truyền thống dần biến thành bạo lực”. Theo B. Rátxen, khi một hình thức quyền lực truyền thống chấm dứt, hình thức quyền lực tiếp theo có thể là bạo lực hoặc là một hình thức quyền lực cách mạng có sự đồng tình của đa số dân chúng.

Sự phân biệt quyền lực truyền thống, quyền lực cách mạng, bạo lực chỉ có tính chất tƣơng đối. Bởi theo ông, trong một tổ chức chính quyền tồn tại lâu dài thƣờng trải qua ba giai đoạn quyền lực: “... giai đoạn đầu tiên, nhà cầm quyền dựa vào niềm tin nồng nhiệt để sử dụng sức mạnh vào việc chinh phục những kẻ khác. Giai đoạn hai, quyền lực mới dần đƣợc cộng đồng chấp nhận và nhanh chóng trở thành quyền lực truyền thống. Và cuối cùng, ngƣời ta dùng vũ lực để chống lại những kẻ từ chối quyền lực truyền thống, đó chính là bạo lực” [Xem 57, tr. 57].

B. Rátxen cho rằng, quyền lực truyền thống nếu không bị huỷ hoại từ bên ngoài thì hầu nhƣ nó luôn tiến triển theo một hƣớng nào đó. Bởi “quyền lực truyền thống thƣờng đƣợc ngƣời ta kính trọng và sau đó thì trở nên khắc nghiệt và không chú ý đến sự đồng thuận của mọi ngƣời - cái mà nó tin là

không bao giờ mất đi đƣợc” [Xem 57, tr. 55]. Và do vậy, quyền lực truyền thống khiến ngƣời ta nghi ngờ rằng đằng sau nó có thực sự là “Thiên ý” (Divine) hay không, bởi sự “kính trọng” này chỉ là một thói quen, nên khi bị kích động, nó dễ thay đổi. Từ sự nghi nghờ sẽ dẫn đến thay đổi niềm tin vào những “tín niệm”, những “tập quán tinh thần” vốn đã là nền tảng của chế độ cũ và điều đó sẽ làm cho một hệ thống quyền lực truyền thống có thể bị sụp đổ. Mặt khác, quyền lực truyền thống cũng có thể sụp đổ vì một “tín niệm” mới và những “tập quán tinh thần mới”. Khi chúng ngày càng chi phối đời sống tinh thần của con ngƣời cho đến khi nó đủ mạnh để thiết lập một chính phủ mới phù hợp với những niềm tin mới, tập quán mới. Trƣờng hợp này có thể đƣợc gọi là “quyền lực cách mạng” - thứ quyền lực có những đặc tính khác với quyền lực truyền thống và bạo lực. Tuy nhiên, theo B. Rátxen, sau khi cách mạng thành công, “hệ thống mới sẽ lại nhanh chóng trở thành cổ truyền và nếu cuộc đấu tranh cách mạng trở nên gay gắt, dai dẳng thì nó biến thành một cuộc đấu tranh giành bạo lực” [Xem 57, tr.72]. Ví dụ nhƣ cách mạng Pháp (1848), khi những tín niệm cách mạng xung đột với những tín niệm cổ truyền, kẻ chiến thắng chắc chắn sẽ dùng bạo lực đối với kẻ chiến bại. Và ở những đạo quân cách mạng, ta thấy sức mạnh tuyên truyền của tín niệm mới kết hợp với bạo lực trên quy mô lớn hơn bất kỳ thời kỳ nào trƣớc kia ở châu Âu và ảnh hƣởng của nó còn đến tận ngày nay.

Xét theo sự tiến triển của lịch sử xã hội, theo B. Rátxen có hai hình thức quyền lực truyền thống điển hình nhất, đó là: “Quyền lực tu sĩ” (Priestly Power) và “Vương quyền” (Kingly Power).

Tu sĩ và vua chúa đã từng xuất hiện trong những xã hội cổ xƣa dƣới những hình thức rất thô sơ, có khi một ngƣời nắm giữ cả hai nhiệm vụ một lúc. Theo B. Rátxen, hình thức đầu tiên của tu sĩ đó là “y sƣ” – ngƣời có hai thứ quyền lực: quyền lực pháp thuật và quyền lực tôn giáo. Quyền lực tôn

giáo của y sƣ dựa vào “sự phù trợ của các đấng siêu nhiên”, trong khi quyền lực pháp thuật lại đƣợc coi là tự nhiên của các tu sĩ hay y sƣ. Và ai cũng nghĩ rằng chỉ có tu sĩ mới là ngƣời có thể mang lại phúc hay hoạ cho ngƣời khác khi họ dựa vào pháp thuật hoặc tôn giáo. Và nhƣ vậy, không khó khăn gì để một “đẳng cấp tu sĩ rõ rệt đã dần hình thành và giữ độc quyền quyền năng tôn giáo và pháp thuật quan trọng nhờ tạo đƣợc uy quyền lớn đối với cộng đồng dân cƣ của họ” [Xem 57, tr. 36].

Tuy nhiên, cùng với sự tiến hoá của lịch sử, các tu sĩ ngày càng tách mình ra khỏi quần chúng và ngày càng có nhiều quyền lực hơn. Quyền lực mà họ đạt đƣợc dần trở thành quyền lực truyền thống. Trong khi đó để bảo vệ địa vị của mình các tu sĩ trở nên ngày càng bảo thủ, bảo vệ những tín niệm cũ đã lỗi thời, thù ghét những tín niệm mới chẳng hạn nhƣ tín ngƣỡng cá nhân. Nhƣ vậy, sớm hay muộn họ cũng sẽ bị lật đổ bởi những nhà tiên tri với những tín niệm cách mạng nhƣ Phật, Chúa hay Mohammed. Quyền lực của những nhà tiên tri này lúc đầu cũng có tính chất cách mạng, sau đó dần dần lại trở thành truyền thống. Trong tiến trình ấy, họ thƣờng giữ lại phần lớn những quyền lực truyền thống cũ mà chính họ đã lật đổ trên danh từ [Xem 57, tr. 38].

Vương quyền, theo B. Rátxen “vua chúa cũng giống nhƣ y sƣ đã có từ thời tiền sử, và chúng ta chỉ có thể suy ra những giai đoạn tiến hoá đầu tiên của vƣơng quyền từ những lề thói còn sót lại của những bộ tộc man dợ chậm phát triển nhất” [Xem 57, tr. 51]. Vua chúa là ngƣời có quyền quyết định đƣa bộ tộc hoặc quốc gia tham chiến, quyết định chiến tranh hay hoà bình. Đồng thời, vua chúa cũng là ngƣời có quyền đặt ra luật lệ và kiểm soát việc thi hành luật lệ của mình. Hơn thế nữa, nhà vua còn là một nhân vật linh thiêng, nếu không là một vị thần thì ít nhất ông cũng thay mặt cho Thƣợng Đế [Xem 57, tr. 51]. Quyền lực của vua chúa gia tăng hơn trong trƣờng hợp có chiến tranh, bởi vì khi đó việc thống nhất chỉ huy trở thành một nhu cầu rõ ràng để đảm

bảo chiến thắng. Để củng cố quyền lực ấy, vua chúa tự đặt cho mình quyền lập ngƣời kế vị. Và để tránh sự nguy hại do việc truyền tập lại ngôi báu thì chắc chắn nhà vua sẽ chọn một ngƣời trong gia đình.

Mối quan hệ giữa hình thức quyền lực tu sĩ và vương quyền.

Theo B. Rátxen, vƣơng quyền và tu sĩ có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Thể hiện ở chỗ, trong thời kỳ đầu của một triều đại nào đó, “quyền lực tu sĩ” sẽ hợp thức hoá hoàng gia bằng một nghi thức cổ truyền và đây đƣợc coi nhƣ là sự hỗ trợ cho uy tín hoàng gia. Điều này đã đƣợc vua Charles I khẳng định: “Không có giám mục, không có vua” [Xem 57, tr. 52]. Sau khi đã củng cố vƣơng quyền của mình, các nhà cai trị thế tục lại nỗ lực buộc giáo hội của các tôn giáo phải lệ thuộc vào nhà nƣớc. Điều đó đã khiến cho thần quyền và thế quyền luôn có những mặt mạnh và mặt yếu của mình. Chẳng hạn, mặt mạnh của “quyền lực Giáo hoàng” không phải ở quyền cha truyền con nối, nên nó ít bị xáo trộn bởi những nhóm tham quyền cố vị nhƣ trong các vƣơng quyền thế tục. Mặt khác, một ngƣời không dễ gì đạt đƣợc địa vị đƣợc kính trọng trong Giáo hội nếu không có lòng thành kính, kiến thức sâu rộng hay có thực tài. Một Giáo hoàng này mất đi lại có một Giáo hoàng khác kế tiếp để thực hiện những nhiệm vụ siêu nhiên cao cả, và họ còn đƣợc hỗ trợ bởi một học thuyết tôn giáo và một truyền thống lãnh đạo. Các vua chúa thì không có đƣợc điều này. Một điểm yếu của các vua chúa thế tục ở chỗ họ không biết kìm chế “dục vọng” nhƣ các tu sĩ, chính vì vậy “giáo hội đã kiểm soát đƣợc các vua chúa” bằng cách dùng “đức tính” làm phƣơng tiện để chiếm quyền lực cho một tổ chức [Dẫn theo 57, tr. 49]. Mặt mạnh của thần quyền còn thể hiện ở chỗ nó đƣợc hỗ trợ của sức mạnh “siêu nhiên” cao cả của một tôn giáo, do vậy, nó không dễ gì mất đi khi quyền lực truyền thống sụp đổ. Còn thế quyền do không có sức mạnh đó, nên dễ bị sụp đổ, mất đi bởi việc bại trận hoặc khi quyền lực truyền thống bị bãi bỏ.

Quyền lực mới giành được

Quyền lực mới giành đƣợc còn đƣợc gọi là “Quyền lực cách mạng” (Power Revolutionary).

Quyền lực này có đƣợc khi “nó thuộc về một nhóm lớn những ngƣời nắm đƣợc quyền lực nhờ một niềm tin mới, một chƣơng trình hoạt động mới, hay một cảm tình mới..., nhƣ chủ nghĩa cộng sản, hoặc lòng khao khát muốn thống nhất quốc gia” [Xem 57, tr. 28].

Theo B. Rátxen, một hệ thống cổ truyền có thể sụp đổ theo hai nguyên

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 48)