Quan niệm của B.Rátxen về ý nghĩa của việc nghiên cứu quyền

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 65)

học “điên khùng”. Xét trong mối tƣơng quan của những triết học quyền lực này với đời sống xã hội chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Chẳng hạn, trong chủ nghĩa duy ngã của Phíchtơ , mọi vật đều bắt đầu từ bản ngã và từ Phíchtơ “mọi sự vật đều phát sinh”. Khi chủ nghĩa duy ngã trở thành nền tảng tƣ tƣởng cho một xã hội nào đó, tất yếu dẫn đến hiện tƣợng mỗi ngƣời trong xã hội đều có thể tự nhận mình là Thƣợng đế và họ đối xử với nhau rất lễ độ. Theo B. Rátxen, sự lễ độ này chỉ tồn tại chừng nào mỗi ông Thƣợng đế không bị những ông thần khác ngăn cản. Nhƣng nếu ngƣợc lại, mỗi bên sẽ kéo phe lập đảng và chiến tranh sẽ bùng nổ. Ông cho rằng đó là cuộc thánh chiến dã man, tàn ác, vô nhân đạo và điên rồ nhất.

B. Rátxen cho rằng, nếu xét theo những hậu quả cuối cùng của triết học quyền lực, chúng ta sẽ thấy nó có tính tự bác. Bởi vì, chẳng hạn, nếu tôi tin tôi là Thƣợng đế, và nếu chẳng ai chịu chia sẻ niềm tin này thì chắc chắn niềm tin này sẽ đƣa tới một cuộc chiến tranh tàn khốc mà có lẽ chính tôi cũng phải chết. Chính vì vậy, theo B. Rátxen, để cho đời sống xã hội là sự thoả mãn những khát vọng xã hội, thì nó phải dựa trên nền tảng của một triết học nào đó thứ triết học không có căn cơ ở lòng yêu quyền lực [Dẫn theo 57, tr.178].

2.2.2. Quan niệm của B. Rátxen về ý nghĩa của việc nghiên cứu quyền lực. quyền lực.

Thứ nhất, từ sự nghiên cứu về các hình thức của quyền lực biểu hiện trong thực tiễn lịch sử phát triển của xã hội, B. Rátxen đã chỉ ra sự bất bình đẳng về quyền lực trong đời sống xã hội, và trong thời đại ngày nay, sự bất bình đẳng về quyền lực thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ của một tổ chức đối với các thành viên của nó.

Theo B. Rátxen, tổ chức đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: có thể đó là một nhóm có quan hệ tự nhiên, nhƣ gia đình, dòng họ; tổ chức có tính chất tự nguyện - nhƣ câu lạc bộ; tổ chức có tính chất cƣỡng chế - nhƣ một quốc gia. Khi một cá nhân tham gia vào một tổ chức, anh ta buộc phải chịu sự tác động của tập thể và bao giờ cũng thông qua “ban quản lý” của tổ chức. Sự phân chia quyền lực trong một tổ chức là không bình đẳng dù ban quản lý tổ chức đó đƣợc bầu lên một cách dân chủ. Cho dù B. Rátxen luôn coi dân chủ là một giải pháp tốt nhất mang lại sự công bằng về quyền lực và kiểm soát đƣợc sự lạm dụng quyền lực, nhƣng ông vẫn lƣu ý rằng, trong một chính quyền dân chủ vẫn xảy ra vấn đề quyền lực bị phân chia không bình đẳng. Bởi lẽ, theo ông, các thành viên của chính phủ dù đƣợc bầu lên một cách dân chủ, họ vẫn có nhiều quyền lực hơn những ngƣời khác và các quan chức đƣợc bổ nhiệm bởi chính quyền dân chủ cũng thế. Tổ chức càng lớn thì các quản trị viên của nó càng có quyền lực. Vì vậy, “mỗi sự phát triển của tổ chức càng làm tăng thêm sự bất bình đẳng về quyền lực bằng cách đồng thời làm giảm đi tính độc lập của các thành viên thông thƣờng và phóng đại phạm vi quyền lực của các thành viên đi đầu trong chính phủ” [Dẫn theo 49, tr. 334].

Thực chất của sự bất bình đẳng về quyền lực, theo B. Rátxen, do trên thực tế, một số quyền lực có đƣợc phải dựa trên nguồn lực, mà những nguồn lực này lại phân bố không đồng đều. Nhà nƣớc nắm quyền kiểm soát rất nhiều nguồn lực, còn công dân thì nắm đƣợc rất ít. Vì vậy, sự bất bình đẳng về quyền lực là hiển nhiên và cần phải có cơ chế để kiềm chế sự lạm quyền.

Thứ hai, từ quan điểm coi sự ham mê quyền lực, danh vọng là những ƣớc muốn vô hạn ở con ngƣời, B. Rátxen cho rằng, khi một ai đó đã có một chút quyền lực thì họ thƣờng mong muốn có thêm một chút nữa. Quyền lực là động lực mạnh nhất thúc đẩy con người hoạt động. Vì vậy, dẫn đến sự cạnh tranh, sự bất ổn định và chiến tranh tàn khốc. Và, trong một tổ chức, một cộng đồng, một quốc gia, dù chúng có dân chủ đến mấy thì vẫn có sự bất bình đẳng về quyền lực. Sự bất bình đẳng này dẫn tới một ngƣời hoặc nhóm ngƣời sẽ độc quyền và sử dụng bạo lực đối với những ngƣời chống đối. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc cai trị xã hội không phải bằng bạo lực, mà bằng sự khôn ngoan của con ngƣời nhằm thực hiện các ƣớc muốn chung của nhân loại là đạt tới hạnh phúc, bình an trong tâm hồn, an toàn của bản thân và sự hiểu biết thế giới mà chúng ta đang phải sống trong đó. Từ đó, B. Rátxen cho rằng, phải có cơ chế, điều kiện để chế ngự quyền lực độc đoán của cá nhân.

B. Rátxen cũng cho rằng, vấn đề chế ngự quyền lực đã đƣợc đặt ra từ rất xƣa trong lịch sử nhân loại và cho đến nay, nó vẫn chƣa đƣợc giải quyết hoàn toàn. Để có thể chế ngự đƣợc quyền lực, theo ông, phải có những điều kiện nhƣ: chính trị, kinh tế, tuyên truyền, tâm lý và giáo dục.

- Điều kiện chính trị.

Trong điều kiện chính trị, B. Rátxen cho rằng, việc xây dựng một nền dân chủ đƣợc coi là phƣơng thức ngăn chặn những sự lạm dụng quyền lực. Dân chủ là một giải pháp chính yếu để đảm bảo kiềm chế quyền lực. Dân chủ đòi hỏi phải cẩn thận trong việc trao quyền đại diện cho những ngƣời đủ tài, đủ đức trong những công việc chính trị. Và theo ông, nơi nào thật sự có dân chủ, nơi đó sẽ ngăn chặn hữu hiệu một nhóm thiểu số dùng bạo lực để chiếm lấy quyền lực.

Mặc dù coi thể chế dân chủ là giải pháp chính yếu trong việc kiềm chế lạm dụng quyền lực, nhƣng B. Rátxen cũng chỉ ra những khuyết điểm của nền dân chủ. Chẳng hạn, ông cho rằng, “trong một nền dân chủ, phe chiếm đa số vẫn có thể sử dụng bạo lực một cách tàn nhẫn và hoàn toàn không cần thiết đối với một nhóm thiểu số” [Xem 57, tr.188]. Hay, nền dân chủ cũng đứng trƣớc một vấn đề nan giải - đó là “dân chủ khiến cho một ngƣời cảm thấy anh ta có một chút quyền lực chính trị khi nhóm chính trị có liên hệ với anh ta còn nhỏ, nhƣng khi nhóm này lớn mạnh thì anh ta sẽ cảm thấy không còn chút quyền lực gì”. Mặt khác, “anh ta chỉ coi vấn đề là quan trọng khi anh ta thuộc trong một nhóm lớn, còn khi nhóm của anh ta còn nhỏ thì anh ta lại chẳng quan tâm tới”.

Nhƣ vậy, theo B. Rátxen, cho dù dân chủ là một giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, nhƣng dân chủ không phải là điều kiện duy nhất.

- Điều kiện kinh tế.

Về phƣơng diện chính trị, theo B. Rátxen, dân chủ chỉ mới giải quyết đƣợc phần nào vấn đề kiềm chế quyền lực độc đoán. Ông cho rằng, không thể có “quyền bình đẳng” trong quyền lực chính trị, trong khi quyền lực kinh tế còn nằm trong tay của một nhóm thiểu số. Để có đƣợc quyền bình đẳng, quyền lực kinh tế phải nằm trong tay nhà nƣớc và nhà nƣớc phải dân chủ. Và, ngƣời ta chỉ có thể kiềm chế đƣợc quyền lực khi chú trọng cả hai khía cạnh chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay, một vấn đề đặt ra là, trong sự tăng trƣởng của kinh tế do những nguyên nhân kỹ thuật hiện đại đƣa tới, hậu quả không thể tránh khỏi là, nhà nƣớc chính trị phải lựa chọn một trong hai con đƣờng. Thứ nhất, nhà nƣớc phải tự mình gia tăng nhiệm vụ phát triển kinh tế. Thứ hai, nhà nƣớc tự giảm bớt vai trò kinh tế và giao một phần cho

doanh nghiệp tƣ nhân. Nhƣ vậy, nếu nhà nƣớc không đủ mạnh để nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế thì nó sẽ trở thành bù nhìn và khi đó, những doanh nghiệp tƣ nhân sẽ trở thành nhà nƣớc. Vì vậy, theo B. Rátxen, nơi nào mà “kỹ thuật hiện đại hiện diện” thì quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị phải trở nên thống nhất bằng cách này hay cách khác [Xem 57, tr.194]. Có nhƣ vậy, mới kiềm chế đƣợc việc cá nhân lạm dụng quyền lực chính trị hoặc quyền lực kinh tế vì lợi ích của cá nhân.

B. Rátxen cho rằng, trong phong trào chính trị của chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế là một vấn đề có giá trị mà chúng ta cần xem xét. Theo ông, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là làm gia tăng quyền lợi và vai trò của giai cấp công nhân, ngƣời lao động và không đề cao vai trò của máy móc. Trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa, ngƣời ta cho rằng quyền lực kinh tế của nhà tƣ bản giúp cho nhà tƣ bản áp chế, bóc lột ngƣời công nhân một cách thậm tệ, vì ngƣời công nhân không thể tự mình làm chủ những phƣơng tiện sản xuất, giống nhƣ thợ thủ công nghiệp ngày xƣa. Và nhƣ vậy, vấn đề quyền lực kinh tế chỉ có thể đƣợc giải quyết khi công nhân tƣớc đoạt của cải của tƣ bản tƣ nhân, quốc hữu hoá đất đai, nhà máy, khi đó công nhân sẽ trở thành nhà nƣớc [Dẫn theo 57, tr.194].

Điều kiện tuyên truyền, tâm lý và giáo dục.

Theo B. Rátxen, tuyên truyền là một trong những điều kiện cần thiết cho việc kiềm chế sự lạm dụng quyền lực, mọi ngƣời đều có quyền tự “quảng bá” ý kiến của mình miễn là ý kiến đó không khuyến khích sự vi phạm luật pháp. Chính phủ không đƣợc phép dùng địa vị của mình để trừng phạt, dù công khai hay không công khai những ý kiến phê bình nghiêm chỉnh các “chính trị gia” lạm dụng quyền lực.

Xét dƣới nhãn quan “tâm lý học quyền lực”, B. Rátxen cho rằng, tâm lý “sợ hãi” và “sự phấn khích tập thể” có khuynh hƣớng làm cho con ngƣời ta

tin theo một lãnh tụ. Và trong đa số trƣờng hợp này, nhà lãnh tụ thƣờng lợi dụng lòng tin của tập thể để củng cố địa vị “bạo chúa” của mình. Trong lịch sử nhân loại, sự phấn khích tập thể đã từng xảy ra rất thƣờng xuyên. Khi nơi nào có sự phấn khích tập thể xảy ra thì nơi đó, không thể có tự do. Những kẻ cuồng nhiệt chỉ có thể bị ngăn chặn bằng bạo lực, nếu không họ sẽ dùng bạo lực đối với kẻ khác. Kết quả, một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra. Trong trƣờng hợp này, chính phủ sẽ lợi dụng lý do phải sử dụng quân sự để nắm toàn bộ quyền lực. Khi kẻ thù đã bị diệt thì chính phủ lại tiếp tục duy trì chế độ độc tài đối với những ngƣời đã chiến đấu vì “tự do và dân chủ”.

Với quan niệm đó, B. Rátxen cho rằng, “chiến tranh là thủ phạm chính yếu gây ra sự độc tài, chuyên chế”, nó là trở ngại lớn nhất ngăn cản việc thiết lập một hệ thống mà trong đó, quyền lực đƣợc giảm thiểu tới mức cuối cùng. Chiến tranh tạo ra một thứ tâm lý tập thể đặc thù, thứ tâm lý này lại gia tăng nguy cơ chiến tranh và làm cho chế độ độc tài nhú mầm và phát triển. Để làm cho xã hội ít bị nguy cơ “kích xúc tập thể”, theo ông, phải xuất phát từ việc tìm kiếm một “loại giáo dục” thích hợp. Nếu nhƣ chúng ta cứ theo lối giáo dục truyền thống dạy cho trẻ em “sự vâng phục hoàn toàn” thì chắc chắn những đứa trẻ đó sẽ trở thành một tên nô lệ với ý chí làm gia nô hoặc kẻ nổi loạn với lòng hận thù và phá hoại. Cả hai mẫu ngƣời này đều không cần thiết trong một nền dân chủ.

Một phần của tài liệu Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen (Trang 65)