Trong lời mở đầu bộ “Tự truyện” đƣợc viết vào những năm cuối đời, Béctơrăng Ratxen đã vạch ra những nét chính của cuộc đời mình nhƣ sau: “Ba khát vọng bình thƣờng nhƣng không sao cƣỡng lại đƣợc đã chi phối cuộc đời tôi, đó là: nhu cầu tình cảm, sự khao khát hiểu biết và nỗi day dứt gần nhƣ không chịu nổi vì những nỗi khổ đau của nhân loại...”. Niềm vui và hạnh phúc mà B. Rátxen tìm thấy ở “tình yêu”, “sự hiểu biết” dƣờng nhƣ nâng bổng ông lên khỏi mặt đất, nhƣng lòng xót thƣơng nhân loại vì những nỗi khổ đau mà nó đang phải hứng chịu đã kéo ông trở lại với hiện thực phũ phàng. Ông viết: “Những tiếng gào khóc đau khổ luôn vang dội trong thâm tâm tôi. Những trẻ em đói khát, những nạn nhân bị áp bức, tra tấn, những ngƣời già không đƣợc chở che,... cả một thế giới đau khổ, cô liêu nhƣ đang nhạo báng một cách tàn nhẫn cuộc sống lý tƣởng. Muốn hiểu chính cái xấu xa đó, tôi chỉ còn cách phải khổ đau vì nó” [Xem 62, tr. 9].
Xuất phát từ lòng nhân đạo ấy, B. Rátxen đã sớm lựa chọn cho mình con đƣờng đấu tranh vì tự do và hoà bình, vì hạnh phúc của nhân loại. Ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh của nhân loại chống vũ khí hạt nhân và bom H. Những năm cuối đời, ông đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Năm 1964, B. Rátxen đã dẫn đầu đoàn đại biểu các nhà khoa học thế giới đến gặp đại sứ Mỹ ở Anh để đƣa một bản tuyên bố với nhiều chữ ký, trong đó có cả những nhà bác học Mỹ nổi tiếng nhƣ L.Pôlinh, giáo sƣ Gi.Bécna - Chủ tịch Hội đồng hoà bình thế giới, nhằm phản đối chính sách xâm lƣợc của giới cầm quyền Mỹ ở Việt Nam. B. Rátxen cũng là một trong những ngƣời sáng lập Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Chính vì những hoạt động chống chiến tranh một cách tích cực ấy của ông nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi “điện cảm ơn cụ Béctơrăng Rátxen” vì những “sáng kiến cao quý” của ông trong việc ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam [Xem 20, tr. 306; Xem 21, tr. 176, 262].
Trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, B. Rátxen đƣợc đánh giá là ngƣời phát ngôn lừng lẫy vào bậc nhất cho lẽ phải và chủ nghĩa nhân đạo, là dũng sĩ đấu tranh cho tự do tƣ tƣởng và tự do ngôn luận ở phƣơng Tây. Ngƣời ta biết đến ông với tƣ cách ngƣời ngƣời chiến sĩ tiên phong trong phong trào vì hoà bình thế giới nhiều hơn là những gì ông đóng góp cho khoa học.
Dựa trên sự thay đổi có tính chất bƣớc ngoặt trong quan điểm của B. Rátxen về chiến tranh và hoà bình, chúng tôi chia quá trình tiến triển quan điểm của ông về vấn đề này thành hai giai đoạn và làm rõ những đóng góp, hạn chế, cũng nhƣ những quan điểm dƣờng nhƣ mâu thuẫn của ông trong từng giai đoạn lịch sử ấy.
Giai đoạn thứ nhất, từ chiến tranh thế giới thứ lần thứ nhất cho đến thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1914 - 1945), - giai đoạn B. Rátxen bắt đầu bƣớc vào hoạt động chống chiến tranh vì tự do và hoà bình.
Ngay sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa nổ ra vào tháng 7 năm 1914, B. Rátxen đã cùng nhiều nhà khoa học Anh viết bản Tuyên ngôn trung lập đăng trên tờ “Manchester Guardian” với nội dung kêu gọi Chính phủ Anh nên giữ lập trƣờng trung lập trong cuộc chiến tranh này. Nhƣng, khi Chính phủ Anh đứng về phe với Pháp tuyên chiến với Đức, thì những ngƣời bạn ông, những ngƣời trƣớc đây cùng ông ủng hộ chủ trƣơng hoà bình, trung lập, đã lại thay đổi lập trƣờng. Tất cả họ đều ủng hộ đƣờng lối của Chính phủ Anh, xa lánh ông, thậm chí còn coi ông là một kẻ phản quốc. Chính điều này đã làm ông đau khổ, hoang mang cực độ và thấy cần phải xem xét lại những quan điểm trƣớc đây của mình về bản tính con ngƣời. Trƣớc đây, ông cho rằng cha mẹ nào cũng yêu thƣơng con cái; nhƣng khi chiến tranh xảy ra, ông mới nhận thấy, vì lòng tự ái dân tộc, đa số cha mẹ đều lấy làm vinh dự khi con cái họ tham gia vào cuộc chiến tranh ấy mà không cần biết rằng chúng chỉ đi làm bia đỡ đạn cho những kẻ khác, chiến đấu vì lợi ích của một “nhóm nhà
chức trách”; Trƣớc đây, ông vẫn nghĩ, hầu nhƣ ai cũng ham tiền bạc hơn mọi thứ khác, nhƣng giờ đây, ông nhận thấy con ngƣời còn ham sự tàn phá hơn là ham tiền. Ông tâm niệm rằng, nhà trí thức nào cũng tôn trọng sự thật, nhƣng ông đã lầm, chỉ có 10 % trong số đó tôn trọng sự thật.
Thực tiễn lịch sử đã cho B. Rátxen thấy rằng, chiến tranh giữa các dân tộc châu Âu chính là một cuộc nội chiến. Trƣớc chiến tranh, châu Âu còn là một cộng đồng hoà bình giữa các dân tộc và khi đó, nếu một ngƣời Anh mà giết một ngƣời Đức thì anh ta có thể bị treo cổ, nhƣng khi chiến tranh xảy ra, một ngƣời Anh mà giết đƣợc một ngƣời Đức thì anh ta lại đƣợc coi là ngƣời anh hùng. Chính vì vậy, ông tỏ ra rất tuyệt vọng khi những lời kêu gọi chống chiến tranh, vì tự do và hoà bình mà ông đƣa ra không đƣợc Chính phủ và nhân dân Anh nói riêng, châu Âu nói chung ủng hộ. Song không vì thế mà ông không ngừng đấu tranh cho tự do và hoà bình. Cuộc chiến diễn ra ngày càng ác liệt, B. Rátxen hoạt động càng hăng hái hơn để chống chiến tranh. Ông đăng đàn diễn thuyết với mục đích thu hút thiện cảm của dân chúng đối với chủ trƣơng hoà bình, trung lập của “Hội chống trƣng binh” mà ông là ngƣời sáng lập và làm Chủ tịch. Ông còn tham gia in truyền đơn phản đối Chính phủ Anh vì đã bỏ tù những ngƣời chống chiến tranh và viết bài đăng trên các báo và tạp chí để phản đối chính sách tham chiến của Chính phủ Anh. Vì những hoạt động đó mà ông đã bị nghi ngờ là kẻ làm tay sai cho Đức và sau đó ông bị chính phủ Anh tống giam sáu tháng. Khi ông đƣợc ra tù, thì đó cũng là lúc chiến tranh thế giới thứ nhất đang đi vào hồi kết.
Chiến tranh kết thúc, B. Rátxen nhận thấy những hoạt động chống chiến tranh, phản đối chính phủ của ông không mang lại lợi ích gì cho nƣớc Anh và châu Âu. Ông không cứu đƣợc một ngƣời nào thoát chết, không rút ngắn chiến tranh đƣợc một ngày nào, không làm đƣợc gì cho Hoà ƣớc
Vécxây(1) bớt đi những điều khoản nặng nề đối với nƣớc Đức. Theo ông, chính Hoà ƣớc này đã gây nên nỗi oán thù của dân tộc Đức và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chủ nghĩa phát xít Đức và chiến tranh thế giới thứ hai sau này. Cái duy nhất mà B. Rátxen đạt đƣợc là ông hiểu thêm về chính mình, là lƣơng tâm ông đƣợc thanh thản vì không tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa này.
Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, khi nhận thấy nguy cơ chiến tranh thế giới đang dần dần tái xuất hiện ở châu Âu, B. Rátxen đã viết tác phẩm
Làm thế nào để có hoà bình, trong đó ông vẫn giữ lập trƣờng chống chiến tranh nhƣ trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông lại đề nghị chính phủ Anh không tham chiến, còn nhân dân Anh nên chống lại sự trƣng binh của Chính phủ. Quan điểm này của ông lúc đó tỏ ra không phù hợp với thực tế đã thay đổi.
Khi Đức tấn công Ba Lan (9-1939) và chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, B. Rátxen nhận thấy rõ sự tàn bạo trong tham vọng quyền lực muốn làm bá chủ thế giới của Hítle và nguy cơ cả nhân loại trở thành nô lệ của Hítle nếu nƣớc Đức thắng trận. Trƣớc tình hình đó, ông đã thay đổi lập trƣờng và kêu gọi Chính phủ Anh hãy đứng về phe Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít.
Nếu trƣớc đây B. Rátxen hoạt động mạnh mẽ chống chiến tranh, thì bây giờ ông lại kêu gọi ủng hộ chiến tranh. Phải chăng ông tự mâu thuẫn với chính mình? Sở dĩ, ở B. Rátxen có sự thay đổi lập trƣờng nhƣ vậy, bởi thứ nhất, ông cho rằng, trong chiến tranh có “chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa”. Theo ông, chiến tranh chính nghĩa là những cuộc chiến tranh của một nƣớc chống lại sự “xâm lƣợc” của một nƣớc khác. Ngƣợc lại, những kẻ đi xâm lƣợc là những kẻ thực hiện chiến tranh phi nghĩa, chẳng hạn nhƣ, vào “thế kỷ XVIII, chúng ta thấy nhiều ông vua xua quân ra chiến trƣờng mà
(1)
Theo Hoà ƣớc đƣợc ký ngày 28-6-1919, Đức phải chuyển giao nhiều vùng lãnh thổ và từ bỏ tất cả thuộc địa của mình cho các nƣớc thắng trận, giải trừ quân đội, cấm sản xuất các phƣơng tiện chiến tranh, bồi
chẳng có lý do gì chính đáng cả, chỉ để tìm danh dự và vinh quang” [Xem 27, tr.45]. Sang thế kỷ XX, chiến tranh vì danh dự và tìm kiếm vinh quang dần nhƣờng chỗ cho những nguyên nhân kinh tế; Ông cho rằng những nguyên nhân kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những cuộc chiến tranh hiện đại. Thứ hai, B. Rátxen cho rằng, chiến tranh thế giới thứ nhất là phi nghĩa, chiến tranh thế giới thứ hai là chính nghĩa. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nếu nƣớc Anh giữ lập trƣờng trung lập thì nƣớc Đức sẽ thắng trận, cuộc chiến sẽ sớm kết thúc. Hơn nữa, triều đình Đức không “xấu xa, tàn ác” nhƣ ngƣời ta vẫn tuyên truyền, nƣớc Đức gây chiến tranh chỉ nhằm một số mục đích hạn chế, rõ ràng, chứ không phải là ý đồ chinh phục cả thế giới. Nhƣng trong chiến tranh thế giới thứ hai, nƣớc Đức đã thay đổi bản chất, Hítle và chế độ Đức Quốc xã có ý định làm bá chủ thế giới. Do đó, cả nhân loại cần phải ủng hộ các nƣớc Đồng minh tham gia chiến tranh, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Dĩ nhiên, trong quan điểm của B. Rátxen về “chính nghĩa, phi nghĩa” của chiến tranh còn những điểm cần phải bàn thêm, nhƣng qua cách lập luận của ông chúng ta hiểu sự thay đổi lập trƣờng của ông về chiến tranh và hoà bình một cách rõ ràng hơn.
Giai đoạn thứ hai, từ 1945 đến 1970 là giai đoạn mà B. Rátxen hoạt
động mạnh mẽ nhất chống chiến tranh và đƣa ra lời cảnh báo nhân loại về nguy cơ bị tận diệt bởi chiến tranh hạt nhân.
Vào những năm 20, B. Rátxen đã trở thành một trong số ít nhà khoa học đƣa ra dự báo về khă năng chế tạo thành công vũ khí hạt nhân của nhân loại và sự bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Ông đã lên tiếng cảnh báo nhân loại về nguy cơ đó, nhƣng nhiều nhà khoa học và đại đa số dân chúng không tin chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nguy cơ chiến tranh hạt nhân ngày càng rõ ràng. Khi đó, ở nƣớc Mỹ, ngƣời ta đã
nghiên cứu và chế tạo thành công vũ khí hạt nhân. Trong những ngày cuối cùng của thế chiến thứ hai, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật và trong giây lát đã phá huỷ hai thành phố này, khiến hàng trăm ngàn ngƣời thiệt mạng, hàng triệu ngƣời khác bị tàn phế hoặc nhiễm phóng xạ. Chỉ khi đó, cả thế giới mới giật mình hoảng hốt trƣớc sức tàn phá ghê gớm của vũ khí hạt nhân.
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, B. Rátxen đã trình bày trƣớc Thƣợng viện Anh quan điểm của ông về nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Ông cho rằng, con ngƣời còn có thể chế tạo đƣợc những vũ khí hạt nhân mạnh gấp hàng trăm lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản. Nƣớc Anh phải nhận thức đƣợc điều này, phải ngay lập tức tìm cách kiểm soát những vũ khí đó, dùng chúng vào mục đích hoà bình. Nếu không, một khi cuộc chạy đua chế tạo vũ khí hạt nhân xảy ra, con ngƣời khó có thể ngăn chặn và kiểm soát đƣợc. Những quan điểm của ông đã đƣợc hoan nghênh nhiệt liệt, nhƣng cuối cùng, Thƣợng viện Anh vẫn không có một hành động ủng hộ nào cả.
Trong khi Liên Xô còn chƣa chế tạo đƣợc vũ khí hạt nhân, B. Rátxen cùng các nhà khoa học đã kêu gọi Mỹ, Anh và những nƣớc khác ngăn chặn chƣơng trình thí nghiệm chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Ông đề nghị một giải pháp hoà bình là nƣớc Mỹ huỷ bỏ những quả bom nguyên tử đã chế tạo, nƣớc Anh từ bỏ ý định chế tạo vũ khí hạt nhân và đổi lại, Liên Xô phải dừng thí nghiệm chế tạo bom nguyên tử. Đề nghị của ông đã không đƣợc chấp nhận cả từ hai phía và hậu quả là thế giới phải đƣơng đầu với cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Khi nhận thấy Liên Xô sẽ chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và họ không bao giờ chịu dừng lại nếu chƣa đuổi kịp Mỹ, B. Rátxen đã thay đổi lập trƣờng. Ông đề nghị Mỹ, Anh và các nƣớc phƣơng Tây tấn công Liên Xô trƣớc khi nƣớc này kịp chế tạo bom nguyên tử, buộc Liên Xô
phải từ bỏ kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhƣng quan điểm táo bạo này của B. Rátxen không thuyết phục đƣợc các nhà cầm quyền Mỹ, Anh. Liên Xô vẫn tiếp tục chế tạo và cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949. B. Rátxen biết rằng, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã bắt đầu, tai hoạ nguyên tử ngày càng tăng và ông đã từ bỏ ý định kêu gọi tấn công Liên Xô, bởi theo ông, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, cả thế giới sẽ bị tiêu diệt.
B. Rátxen luôn đứng trên lập trƣờng chống chiến tranh vì hoà bình nhƣng có những thời điểm ông lại kêu gọi, ủng hộ chiến tranh. Sở dĩ ở ông có sự thay đổi nhƣ đã phân tích ở trên là bởi, ông không chủ trƣơng phải giữ hoà bình bằng bất cứ giá nào, mặc dù B. Rátxen luôn cho rằng, “trong chiến tranh không có vấn đề nào quan trọng bằng vấn đề hoà bình”. Theo ông, trong một số trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ta phải cần tới chiến tranh để bảo vệ hoà bình, nếu không sự nguy hại còn lớn hơn.
B. Rátxen biết rằng, những quan điểm của ông không giúp ích gì cho việc hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân ở các nƣớc Mỹ, Anh, Liên Xô. Khi cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã trở thành hiện thực, ông hoạt động ngày càng tích cực hơn nhằm chống chiến tranh hạt nhân có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Ông dùng mọi phƣơng pháp có thể làm, từ diễn thuyết, viết báo, kêu gọi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh báo nhân loại rằng, nếu chúng ta muốn thì tiền đồ của nhân loại là một sự tiến bộ liên tục tới hạnh phúc, khoa học và sự minh triết. Hay là, chúng ta muốn tận diệt vì không thể quên đƣợc những nỗi bất bình đối với nhau? ... Nhân loại nên nhớ nhân tính, tình ngƣời của mình mà quên mọi cái khác đi, nếu không, thế giới chỉ còn đợi ngày tận diệt sẽ xảy ra mà thôi [Xem 15, tr. 98].
Năm 1955, B. Rátxen đƣa ra sáng kiến mời những nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới không phân biệt ý thức hệ, cùng nhau ký tên vào bản
“Tuyên ngôn Anhxtanh – Rátxen”(2). Nội dung cơ bản của tuyên ngôn này nói về những nguy hại của chiến tranh hạt nhân và khẳng định “trong một cuộc chiến hạch tâm, không phe nào có hy vọng thắng đƣợc, mà sẽ có nguy cơ tận diệt nhân loại vì những bụi phóng xạ. Công chúng và ngay cả những nhà cầm quyền trên thế giới cũng không đƣợc cảnh báo rõ về nguy cơ đó... Dù hai phe có thoả thuận với nhau việc cấm dùng các vũ khí hạch tâm, thì vấn đề vẫn chƣa đƣợc giải quyết thực sự vì khi có chiến tranh lớn, hai bên sẽ bất chấp