Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản mặt hàng túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á tại Nhật Bản (Trang 36)

Mặt hàng túi lụa thủ công của công ty xuất khẩu sang Nhật Bản khá thành công Trong 3 năm qua, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm này khá ổn định Do có được sự đầu tư

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản mặt hàng túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á

Trong 3 năm trở lại đây, dù gặp nhiều khó khăn về mọi mặt : Môi trường cạnh tranh tại Nhật Bản ngày càng gay gắt, thị trường đặc biệt khó tính với kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng hàng hóa, thảm họa động đất sóng thần. Thêm vào đó là sự biến động kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản, nhưng với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty TNHH Đầu tư Nét Á đã và đang trong giai đoạn kinh doanh có hiệu quả. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên nhiều thị trường và càng ngày càng được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là sản phẩm túi lụa của công ty được thị trường Nhật Bản đón nhận rất nhiệt tình.

Dựa trên những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập và tổng hợp được trong quá trình thực tập, tôi rút ra một số kết luận trong việc triển khai các giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á như sau:

Ưu điểm :

− Các giải pháp Marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản bước đầu đã có những thành công nhất định. Sức tiêu thụ sản phẩm túi lụa tại thị trường Nhật Bản đã có sự tăng trưởng rõ rệt.

− Sản phẩm túi lụa của công ty rất được thị trường Nhật Bản đón nhận, được bạn hàng đánh giá khá cao về kiểu dáng mẫu mã cũng như chất lượng hàng hóa. Sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng, mang những yếu tố văn hóa của Việt Nam mà sản phẩm của các doanh nghiệp Trung Quốc không có. Các hoạt động nghiên cứu để cải tiến sản phẩm, bổ sung mẫu mã cho sản phẩm túi lụa đang được công ty tiến hành để thích ứng tốt hơn với sự biến động của thị trường Nhật Bản.

− Giá bán được công ty áp dụng linh hoạt, có các hình thức giảm giá chiết giá với từng đơn hàng cũng như với từng bạn hàng. Phương thức thanh toán quốc tế cũng được công ty áp dụng rất chuyên nghiệp tạo sự thuận tiện cũng như an toàn trong thanh toán quốc tế khiến việc lưu thông vốn diễn ra nhanh chóng.

Hạn chế :

− Nghiên cứu thị trường : hoạt động nghiên cứu thị trường không được chú trọng đầu tư. Hệ thống thông tin còn thiếu nguồn thông tin và giá trị thông tin không cao.

− Mẫu mã sản phẩm : đã có sự đầu tư nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, đường nét hoa văn trên sản phẩm túi lụa tuy nhiên vẫn không theo kịp được sự đòi hỏi của thị trường

− Quy trình định giá : hiện công ty tính giá dựa theo phương pháp cộng chi phí đã được áp dụng từ lâu và hầu như không thay đổi. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh sử dụng các phương pháp tính giá rất linh hoạt để phù hợp với tình hình mới.

− Kênh phân phối : công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối dựa nhiều vào nhà nhập khẩu, công ty không tiếp xúc được với khách hàng cuối cùng để tìm hiểu nhu cầu của họ.

− Hoạt động xúc tiến : Các hoạt động xúc tiến rời rạc,còn tính tạm thời nên chưa thực sự thu được hiệu quả. Thời gian hỗ trợ cho những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng còn lâu. Hoạt động xúc tiến của công ty rất mờ nhạt và hầu như chưa được quan tâm chú trọng chủ yếu là tham gia các hội chợ triển lãm, chiết giá khi doanh nghiệp mua số lượng lớn.

− Ngân sách cho hoạt động marketing: Ngân sách dành cho các hoạt động hiện nay của công ty rất hạn hẹp. Trong khi đó giải pháp thâm nhập thị trường sẽ đòi hỏi một ngân sách cho hoạt động marketing đặc biệt là hoạt động xúc tiến quảng cáo là khá lớn.

 Nguyên nhân khách quan

− Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng nợ công Châu Âu đang có dấu hiệu lắng xuống, các công ty hiện nay bắt đầu bước vào giai đoạn khắc phục những tàn dư mà cuộc khủng hoảng gây ra. Thảm họa động đất sóng thần đã làm suy giảm sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản cũng góp phần vào việc làm giảm sự tặng trưởng kinh tế thế giới, hạn chế sức nhập khẩu của Nhật. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho giá cả sản phẩm đặc biệt là giá các sản phẩm nhập khẩu của công ty trở nên khó kiểm soát hơn

− Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam còn cao nên các công ty, tổ chức thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của mình làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên thị trường thế giới. Lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao làm hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

− Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty cả ở trong nước và nước ngoài nhất là các đối thủ là công ty Trung Quốc.

 Nguyên nhân chủ quan

− Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các hoạt động Marketing đều do các phòng ban khác mà chủ yếu là phòng kinh doanh đảm nhiệm. Đội ngũ nhân sự không có am hiểu nhiều về Marketing mà chủ yếu thực hiện các kế hoạch Marketing theo kinh nghiệm làm việc có sẵn. Số lượng nhân viên tốt nghiệp đại học còn ít.

− Nguồn lực tài chính có hạn cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản. Do quy mô còn nhỏ, thương hiệu chưa được đảm bảo lại bị sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc nên công ty rất khó có được những thành công khi thâm nhập thị trường Nhật Bản.

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết về việc thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng túi lụa xuất khẩu của công ty TNHH Đầu tư Nét Á

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á tại Nhật Bản (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w