Môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á tại Nhật Bản (Trang 27)

*Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài Môi trường marketing vĩ mô

− Môi trường kinh tế

Giai đoạn 2009 – 2011 đánh dấu sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới, với nhiều biến động cả tích cực và tiêu cực. Môi trường kinh tế với các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân, lãi suất, chính sách mở cửa thương mại giữa các quốc gia, hợp tác thương mại giữa các nước… tất cả đều tác động đến sức mua của nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn mà điển hình là Mỹ trong năm 2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường nhập khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nhiều nhưng vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng gặp không ít khó khăn do sự cắt giảm chi tiêu công, lãi suất ngân hàng tăng cao, giá điện, than, xăng dầu tăng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

− Môi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh. Việt Nam hiện nay được đánh giá là một nước có hệ thống chính trị tương đối ổn định. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Ngoài ra, các công ty khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều bị điều phối bởi một hệ thống các đạo luật trong nước như: luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật lao động, luật đầu tư…

Môi trường marketing vi mô

− Nhà cung ứng

Hiện tại, công ty đang phải mua nguyện vật liệu từ các nhà cung ứng bên ngoài.

80% nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được công ty mua ở Nhà máy nguyên phụ liệu Nha Trang, 20% phải nhập khẩu ở Trung Quốc, Hoa Kỳ.Đây đều là các nhà cung ứng quen thuộc của công ty.Công ty luôn luôn chủ động được nguồn cung nguyên liệu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất.

− Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, tại Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nên việc cạnh tranh là tất yếu xảy ra.Ngay cả trên thị trường quốc tế, Công ty

TNHH Đầu tư Nét Á cũng vấp phải sự cạnh tranh găy gắt của các công ty Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Công ty đang từng bước tạo nét khác biệt riêng cho công ty để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

− Trung gian Marketing

Các công ty vận tải, công ty quảng cáo,ngân hàng … luôn là các trung gian Marketing tích cực giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra hiệu quả hơn.Đặc biệt là các công ty vận tải thuê ngoài giúp việc chuyên chở hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện hơn,hay như các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của công ty có sự trợ giúp đắc lực của ngân hàng.

*Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong

− Nhân lực

Công ty hiện đang sở hữu đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, yêu nghề và đã gắn bó lâu dài với công ty. Công ty hiện có hơn 200 nhân viên với trình độ cao đáp ứng tốt điều kiện công việc.Ngoài ra công ty còn nhận dạy nghề cho những người khuyết tật,sau khi tốt nghiệp những người này có thể ở lại làm việc cho công ty hoặc phát triển theo hướng riêng của mình.

− Tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua cá chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn.

Sau gần 5 năm hoạt động với số vốn ban đầu là 860.000.000VNĐ thì đến thời điểm hiện tại tiềm lực tài chính của công ty đã ngày một vững mạnh,đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cũng như thể hiện được uy tín với bạn hàng.

− Trình độ tổ chức quản lý

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau để hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn hướng tới mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng.Khả năng tố chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan

điểm tổng hợp,bao quát,tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh thật sự của doanh nghiệp.

− Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh : thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao.

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm thâm nhập thị trường sản phẩm túi lụa của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á tại Nhật Bản (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w