Giải pháp về phân phối phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ (Trang 27 - 28)

Trải qua các năm xây dựng trưởng thành công ty đã duy trì và phát triển một mạng lưới cửa hàng địa bàn rộng khắp.

Như vậy hệ thống bán hàng của công ty gồm 2 khối.

Khối các cửa hàng của công ty lúc đầu mạng lưới cửa hàng của hai chi nhánh không đều

Khối các đại lí :cũng được hình thành khá lâu theo chủ trương của tong công ty. Về hình thức đại lí các cá nhân đơn vị có nhu cầu làm đại lí cho công ty cho đến nay đã gia tăng với số lượng lớn đặc biệt là tại Hà Nội.Mục tiêu là tạo ra hệ thống tiêu thụ rộng khắp đa dạng và hiệu quả.

Công ty đã xen kẽ các đại lí và cửa hàng của công ty trên cùng một địa bàn. Công ty sử dụng chủ yếu hai kênh phân phối ngắn đó là kênh cấp 0 và kênh cấp 1. Kênh cấp 0:tương ứng với hình thức bán hàng theo hợp đồng kinh tế ,theo hình thức này công ty sẽ làm công tác vận chuyển đến địa điểm giao nhanh,hay đến tận chân công trình cho bạn hàng .Đây là một cách bán hàng đạt lợi nhuận cao tuy nhiên chưa phát huy hết hiệu quả trong tình hình hiện nay.

Kênh cấp 1: tương ứng với hình thức bán hàng thông qua mạng lưới các cửa hàng .Đây là hình thức phân phối được xác định hiệu quả nhất mang lại kết quả tiêu thụ cho công ty.

Qua hình thức phân phối này việc thực hiện quá trình bán hàng là hoàn toàn dựa vào chức năng điều phối đưa hàng hóa từ địa điểm tiếp nhân hàng có hay không thông qua các cửa hàng đến khách hàng. Hiệu qua bán hàng do vậy sẽ phụ thuộc rất lớn váo khả năng điều phối này nghĩa là được thông qua hai kênh bán hàng chủ yếu sau

• Các đại lí trung tâm tiêu thụ của công ty. • TRUNG TÂM TIÊU THỤ SỐ 1

(Địa bàn tiêu thụ Hà Nội)

• TRUNG TÂM TIÊU THỤ SỐ 2 (Địa bàn tiêu thụ: Hà Nam - Hòa Bình) • TRUNG TÂM TIÊU THỤ SỐ 3

(Địa bàn tiêu thụ: Nam Định - Thái Bình) • TRUNG TÂM TIÊU THỤ SỐ 4

(Địa bàn tiêu thụ: Sơn La - Điện Biên - Lào Cai - Lai Châu)

• TRUNG TÂM TIÊU THỤ SỐ 5

(Địa bàn tiêu thụ: Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang - Hà Giang - Thái Nguyên - Cao Bằng - Bắc Cạn)

Hỗ trợ bán hàng căn cứ vào sản lượng tiêu thụ và khả năng thanh toán của từng nhà phân phối, dự án, công ty thực hiện chính sách hỗ trợ bán hàng bằng phương pháp đồng ý trả chậm tiền hàng thông qua bảo lãnh ngân hàng cho từng đơn vị cụ thể với giá trị tương ứng năng lực thanh toán, trong từng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ (Trang 27 - 28)