- Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn).
Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi này là nhằm hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Đối với loại tiền này chủ yếu là các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để phục vụ việc thanh toán trong kinh doanh của mình. Do vậy, trong tất cả các nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, có tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng.
Với những lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ và chi nhánh đã sớm nhận thức được tầm quam trọng của nguồn vốn này nên đã có những chiến lược, chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn nói chung và huy động loại tiền gửi này nói riêng. Kết quả đạt được trong năm vừa qua là 634.500 triệu đồng chiếm 18% trong tổng vốn huy động và 14,9% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
- Tiền gửi tiết kiệm.
Đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô kinh tế, thu hút tối đa khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế, cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước.
Trong 3 năm hoạt động gần đây, tình hình huy động vốn của chi nhánh từ tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng. Cùng với múc lãi suất hợp lý, chi nhánh còn đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu tiền gửi của khách hàng như: có nhiều kỳ hạn gửi tiền; 1, 2, 3, 6, 12 và trên 12 tháng, có các hình thức tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo giá trị vàng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt...
Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các biện pháp, chính sách khách hàng để khai thác tối đa loại nguồn vốn này như: mở rộng mạng lưới huy động vốn, trang bị thêm cơ sở vật chất và các trang thiết bị, thủ tục gửi tiền đơn giản, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch...
Dưới đây là các bảng lãi suất huy động của ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân.
Mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam (VNĐ) đối với cá nhân
Kỳ hạn
Lãi suất ( %/năm)
Không kỳ hạn 2,40 1 tháng 7,00 2 tháng 7,40 3 tháng 7,60 6 tháng 7,70 12 tháng 8,00
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Bảng 2.10: Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức.
Mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam (VNĐ) đối với tổ chức kinh tế - xã hội
Kỳ hạn Lãi suất ( %/năm)
Không kỳ hạn 2,40
3 tháng 7,00
6 tháng 7,20
12 tháng 7,50
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Bảng 2.11: Lãi suất huy động bằng ngoại tệ đối với cá nhân.
Kỳ hạn
Lãi suất (%/năm)
USD EURO Không kỳ hạn 0,20 0,20 1 tháng 1,30 0,80 2 tháng 1,40 0,90 3 tháng 1,50 1,10 6 tháng 1,70 1,30 12 tháng 2,00 1,50
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Bảng 2.12: Lãi suất huy động bằng ngoại tệ đối với cá nhân.
Mức lãi suất huy động bằng ngoại tệ đối với tổ chức Kỳ hạn
Lãi suất (%/năm)
USD EURO
Không kỳ hạn 0,20 0,20
3 tháng 1,20 0,90
6 tháng 1,40 1,10
12 tháng 1,70 1,30
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Mức lãi suất huy động theo hình thức tiết kiệm bậc thang
Bậc huy động Thời gian huy động Lãi suất được hưởng
Bậc 1 Từ khi gửi đến dưới 3 tháng 2,40
Bậc 2 Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng 6,20
Bậc 3 Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng 6,40
Bậc 4 Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng 6,60
Bậc 5 Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 6,80
Bậc 6 Từ 24 tháng trở nên 7,00
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
- Huy động vốn từ các TCTD khác.
Là hình thức huy động vốn mà chi nhánh áp dụng mang tính chất tạm thời hay đó là giải pháp mang tính chất thời điểm để giải quyết nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn của chi nhánh. Vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn nhưng thấp hơn chi phí sử dụng vốn của NHNo & PTNT Việt Nam. Vốn vay của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ mang tính thời điểm không thường xuyên. Lợi thế của loại vốn này là chủ động trong cân đối nguồn vốn cho chi nhánh.
Trên đây là một số phân tích về tình hình huy động của NHNo & PTNT Việt