Phân tích kết quả huy động vốn tại chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động vốn khách hàng tại NHNo & PTNH Việt Nam, Thanh Xuân (Trang 34)

2.2.1.1 Phân theo các khách hàng trong nền kinh tế.

Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luông tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng / Giảm Năm 2010 Tăng / Giảm

Tiền gửi dân cư 764.805 1.082.813 + 318.008 1.805.000 + 722.187

Tiền gửi các tổ

chức kinh tế 1.004.122 1.244.139 + 240.017 1.357.500 + 113.361

Tiền gửi của các

TCTDkhác 118.961 123.338 + 4.377 241.500 + 118.162

Giấy tờ có giá 68.698 105.335 + 36.637 121.000 +15.665

Tổng nguồn vốn

huy động 1.956.586 2.555.625 + 599.039 3.525.000 +969.375

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Phần còn lại của các TCTD và phát hành giấy tờ có giá.

Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế luôn được duy trì ổn định và tăng qua các năm. Đặc biệt là nguồn tiền gửi của dân cư, năm 2009 tăng 318.008 triệu đồng so với năm 2008, tương đương với 41,58%, năm 2010 tăng 66,69% so với năm 2009 và chiếm 51,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó nguồn tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào chi nhánh chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT so với nguồn vốn huy động luôn được chi nhánh chú trọng và duy trì ổn định qua các năm: Năm 2008 là 51,32%, năm 2009 là 47,90%, năm 2010 là

39.02%. Có thể nói nếu không có hai nguồn vốn huy động này thì không có hoạt động của ngân hang.

Bên cạnh hai nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD khác, mặc dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy được nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cũng gần 8% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 là 118.961 triệu đồng chiếm 6,08% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tăng 4.377 triệu đồng so với năm 2008 và chiếm 4,83% trong tổng nguồn vốn huy động. Và năm 2010 chiếm 6,85% tăng 118.162 triệu đồng so với năm 2009, tương đương với 95,8%. Mức tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động từ các TCTD là 161.266,33 triệu đồng/năm.

Ngoài các nguồn vốn huy động trên thì chi nhánh còn huy động vốn qua các hình thức phát hành giấy tờ có giá, tốc độ tăng trưởng không thực sự bền vững qua các năm nhưng cũng là một hình thức huy động có hiệu quả. Năm 2008 lượng vốn huy động được thông qua hình thức huy động vốn này là68.698 triệu đồng, chiếm 3,51% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2009, nguồn vốn huy động này được 105.335 triệu đồng, tăng 36.637 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 3,90% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010, nguồn vốn này tăng nhưng rất nhỏ, được 121.000 triệu đồng tăng 15.665 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 2,92% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên hiện nay chi nhánh đã ngừng phát hành giấy tờ có giá đại diện là kỳ phiếu và tập trung vào các hoạt động huy động khác.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Thanh Xuân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý , tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả cao.

2.2.1.2 Phân theo thời gian huy động.

Ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể bỏ qua tính chất kỳ hạn của các huy động vốn. Từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý. Nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Cơ cấu theo thời hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6: Nguồn huy động phân theo thời hạn huy động.

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng / Giảm Năm 2010 Tăng / Giảm

Tiền gửi không kỳ

hạn. 371.751 664.463 + 292.711 634.500 - 29.963

Tiền gửi dưới 12

tháng. 939.161 1.431.150 + 491.989 2.079.750 + 648.600

Tiền gửi trên 12

tháng. 645.673 460.013 - 185.661 810.750 + 350.738

Tổng nguồn vốn

huy động 1.956.586 2.555.625 + 599.039 3.525.000 +969.375

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại chi nhánh Thanh Xuân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, nguồn ngắn hạn tại chi nhánh là 1.310.912 triệu đồng. chiếm 67% so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tăng 784.700 triệu đồng so với năm 2008 và chiếm 82,06% trong tổng nguồn vốn huy động. Và đạt 2.714.250 triệu đồng trong năm 2010.

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tương đối, từ 15% đến 35% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 là 371.751 triệu đồng, năm 2009 là 664.463 triệu đồng , tăng 292.711 triệu đồng so với năm 2008. Qua năm 2010 lượng tiền huy động được tuy có giảm nhưng không đáng kể, giảm 29.963 triệu đồng so với năm 2009, do ảnh hưởng chung của tình hình trong nước như lạm phát, giá tiêu dung

tăng, người dân có xu hướng tích trữ vàng…Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi vào chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, dịch vụ rút tiền tự động qua máy tính, ATM. Kết hợp với thái độ nhiệt tình, chu đáo, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã tạo được nhiều cảm tình và niềm tin cho khách hàng tới quan hệ và giao dịch. Từ đó nâng cao được một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng.

Tính chất của lượng tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tương đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hoá danh mục tài sản có như: cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác...Vì vậy, chi nhánh có những chính sách nhằm duy trì ổn định nguồn tiền này như cung cấp các dịch vụ kèm theo, tính toán lãi suất chi trả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng...

Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn từ 1 đến 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn này có mức biến động cao nhưng ổn định hơn nguồn tiền không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Năm 2008 là 939.161 triệu đồng, chiếm 47,96% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 tăng 491.989 triệu đồng so với năm 2008 chiếm 56% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Qua năm 2010, nguồn tiền không kỳ hạn của chi nhánh có giảm nhẹ nhưng nguồn tiền kỳ hạn từ tháng 1 đến 12 tháng lại tăng 648.600 triệu đồng so với năm 2009, đạt 2.079.750 triệu đồng, tương ứng với 59% tổng vốn huy động. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lời.

Lãi suất huy động đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm khuyến khích

khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài,từ đó tạo ra một nguồn tiền ổn định để gúp ngân hàng đầu tư vào các khoản mục khác.

Ngoài hai nguồn tiên trên phải kể đến nguồn huy động trung và dài hạn. Nó cũng chiếm một tỷ trọng không

nhỏ và cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.

Biểu 2.7: So sánh các kỳ hạn của nguồn vốn huy động.

Qua biểu đồ cho thấy, nguồn trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm. Mặc dù năm vừa qua tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước có nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của NHTM nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, nhưng với những chính sách phù hợp chi nhánh đã duy trì được nguồn vốn huy động cũng như nguồn vốn trung và dài hạn. Năm 2008 đạt 645.673 triệu đồng tương đương với 33% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 nguồn huy động trung và dài hạn giảm 185.661triệu đồng so với năm 2008 nhưng cũng chiếm tỷ trọng cao trong nguồn huy động của năm, đạt 18%. Sang năm 2010, bằng những nghiệp vụ của mình chi nhánh đã huy động được một lượng vốn trung và dài hạn đáng kể, đạt 810.750 triệu đồng và chiếm 23% trong tổng nguồn vốn.

Với nguồn huy động này thì việc chi trả lãi suất tương đối cao nhưng lại đem đến cho ngân hang nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn thời gian hoàn vốn lâu. Thêm vào đó, khác với nguồn vốn huy động ngắn hạn, với tính chất không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền nhiều. Còn với nguồn vốn trung và dài hạn, thời gian đáo hạn dài, tương đối ổn định nên khoản phải lập dự phòng thấp, ngân hàng có thêm một khoản đầu tư đem lại lợ nhuận cho ngân hàng.

Ví dụ: Đối với nguồn huy động ngắn hạn, nếu huy động 10 đồng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng 4 đồng và đem đầu tư 6 đồng. Còn với nguồn vốn trung và dài hạn, huy động 10 đồng thì ngân hàng trích lập dự phòng 2 đồng và đem đầu tư 8 đồng.Như vậy có thể thấy, lợi nhuận mà nguồn vốn trung và dài hạn đem lại là rất cao. Vì vậy, chi nhánh đã có những chính sách, biện pháp và hình thức khuyến khích khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiện bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng...nhằm làm tăng cao lượng vốn trung và dài hạn.

2.2.1.3 Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi.

Ngoài việc phân biệt nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền cũng rất quan trọng. Nó gúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu dùng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động theo cơ cấu đồng tiền gửi.

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng / Giảm Năm 2010 Tăng / Giảm

Nội tệ 1.308.741 2.218.942 + 910.201 2.871.911 + 652.969

Ngoại tệ(quy đổi

về VNĐ) 647.845 336.683 - 311.162 653.089 +316.406

Tổng nguồn

vốn huy động 1.956.586 2.555.625 + 599.039 3.525.000 +969.375

Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2009 tăng 910.201 triệu đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng 652.969 triệu đồng so với năm 2009. Đồng thời với số liệu 3 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của chi nhánh, lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn.

Năm 2008 nguồn nội tệ chiếm 66,89%, năm 2009 là 86,83% và năm 2010 chiếm 81,47% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn ngoại tệ rất hiệu quả, có nhiều dịch vụ rất đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền.

Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ... Và đạt được kết quả là ;năm 2008 lượng ngoại tệ huy động được là 647.845 triệu đồng chiếm 33,11% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 đạt 653.089 triệu đồng, tăng 316.406 triệu đồng so với năm 2009. Tuy nhiên trong năm 2009 do ảnh hưởng chung của cả nước nên ngoại tệ chi nhánh huy động được giảm gần 50% so với năm 2008, chỉ đạt 336.683 triệu đồng và chiếm 13,17% trong tổng nguồn vốn huy động.

Điều này cho thấy chi nhánh cần đầu tư thêm cho lĩnh vực ngoại tệ, có những chiến lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và tăng ngoại tệ cũng như nội tệ cho chi nhánh.

2.2.1.4 Phân theo các hình thức huy động khác.

- Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn).

Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi này là nhằm hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Đối với loại tiền này chủ yếu là các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để phục vụ việc thanh toán trong kinh doanh của mình. Do vậy, trong tất cả các nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, có tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng.

Với những lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ và chi nhánh đã sớm nhận thức được tầm quam trọng của nguồn vốn này nên đã có những chiến lược, chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn nói chung và huy động loại tiền gửi này nói riêng. Kết quả đạt được trong năm vừa qua là 634.500 triệu đồng chiếm 18% trong tổng vốn huy động và 14,9% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.

- Tiền gửi tiết kiệm.

Đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô kinh tế, thu hút tối đa khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế, cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước.

Trong 3 năm hoạt động gần đây, tình hình huy động vốn của chi nhánh từ tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng. Cùng với múc lãi suất hợp lý, chi nhánh còn đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu tiền gửi của khách hàng như: có nhiều kỳ hạn gửi tiền; 1, 2, 3, 6, 12 và trên 12 tháng, có các hình thức tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động vốn khách hàng tại NHNo & PTNH Việt Nam, Thanh Xuân (Trang 34)