ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 38)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU HƯNG YÊN

1. Kết quả đạt được

- Cùng với sự đi lên về mọi mặt của nền kinh tế cả nước và sự phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên chi nhánh Ngân hàng Á châu đã đạt được thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, góp phần thúc đẩt kinh tế hưng yên ngày càng phát triển.

- Nhìn chung, các dự báo về tình hình thị trường từ đầu năm khá chính xác. Hội đồng quản trị và ban điều hành cũng đã linh hoạt tìm mọi giải pháp phù hợp để một mặt thực thi nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý, mặt khác giảm thiểu tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Điều này đã giúp chi nhánh Ngân hàng Á châu Hưng yên tăng tốc thu nhập vào các tháng cuối năm để gần đạt kế hoạch lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng.

- Tập chung phát triển tín dụng đúng hướng kịp thời. Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Hạn chế tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

- Các chương trình mới về công nghệ hóa hoạt động Ngân hàng bắt đầu khởi động. Xác thực khách hàng bằng vân tay, hệ thống thông tin quản trị (MIS), quản lý tài sản nợ- tài sản có(ALM), quản lý kinh doanh ngân quỹ, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), TCBS…

- Chất lượng dịch vụ: Cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với các hồ sơ tín dụng cá nhân đã được thực hiện. Các hoạt động cải tiến quá trình cũng giúp rút ngắn thời

gian giao dịch, đối với hồ sơ tín dụng cá nhân giảm 1.5 ngày, hồ sơ tín dụng doanh nghiệp giảm 1.5- 10 ngày tùy loại hồ sơ, và nghiệp vụ tiền gửi rút ngắn 1.6- 1.89 phút.

- Để hỗ trợ cho định hướng tăng thu nhập từ dịch vụ, ACB online ( kênh giao dịch ngân hàng điện tử) đã dược triển khai.

- Công tác Nguồn vốn: Chi nhánh đã sớm đưa ra định hướng và các giải pháp, chính sách khuyến khích nhạy cảm, sáng tạo, nắm bắt kịp thời tâm lý và qui luật biến động nguồn tiền gửi qua các năm để từ đó đưa ra nhiều hình thức, loại hình huy động đa dạng như tuyên truyền, khuyến mại, tặng quà và luôn đổi mới phong cách, tinh thần phục vụ.

- Hoạt động tín dụng: Chi nhánh đã chủ động tiếp cận và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nên đến cuối năm 2010 dư nợ tín dụng đạt 1985 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2009 chiếm 52% thị phần trên địa bàn. Ngoài ra Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh việc kiểm soát về tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro cùng với các điều kiện đảm bảo nợ vay, như trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời không ngừng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng có đảm bảo.

- Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ tăng cả về qui mô, số lượng, chất lượng. Tổng thu dịch vụ đạt 8.5 tỷ đồng tăng 230% so với năm 2009. Tổng thanh toán qua Ngân hàng đạt 17 nghìn tỷ đồng tăng 65% so với năm 2009. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 319 triệu USD tăng 300% so với năm 2009.

2. Hạn chế của Ngân hàng trong hoạt động rủi ro tín dụng

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì chi nhánh Ngân hàng Á châu Hưng yên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như:

- Nhận thức của người dân trong tỉnh còn thấp kém nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, thông qua đó nhờ những người này vay vốn nên sau khi giải ngân sử dụng tiền làm việc phi pháp, sử dụng vốn sai mục đích… Khi Ngân hàng phát hiện ra thì người gánh chịu trách nhiệm là người dân vô tội và Ngân hàng.

- Do việc thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý tiền vay gặp nhiều khó khăn, đây là sơ hở cho những khách hàng xấu sử dụng tiền vay sai mục đích. Hạn chế này là do công tác sắp xếp của phòng nhân sự chưa chu đáo, phòng kế toán thì nhân viên lại quá nhiều nên nhân viên bên mảng tín dụng bị thiếu trầm trọng.

- Trình độ của nhân viên chưa cao nên vẫn có tình trạng thẩm định và đưa ra quyết định cho vay sai lầm làm Ngân hàng gặp phải những rủi ro đáng tiếc. Trong tỉnh vẫn chưa có các lớp đào tạo chuyên sâu nên Ngân hàng vẫn cử cán bộ đi học thường niên.

3. Nguyên nhân của hạn chế

3.1 Nguyên nhân về trình độ chuyên môn.

- Cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu khả năng dự báo kinh tế, phân tích tình hình tài chính và chi phí tài chính của doanh nghiệp.

- Vẫn còn tình trạng tuyển nhân viên theo kiểu “con ông cháu cha”. - Mạng lưới ngày càng mở rộng nên nguồn nhân lực ngày càng mỏng.

- Nhiều khoản nợ xấu xuất phát từ sai phạm của cán bộ tín dụng, cho vay vì quen biết, vì tư lợi cá nhân…

3.2 Nguyên nhân về số tiền cho vay.

- Các thông tin về khách hàng chưa đầy đủ và chính xác, thiếu khả năng, thiếu phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm để phân tích báo cáo tài chính của khách hàng từ đó đưa ra hạn mức cho vay chưa thực sự phù hợp, quá với sự cần thiết của dự án gây lãng phí vốn dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Đến kỳ hạn trả nợ khách hàng lại xin gia hạn nợ và thời gian được gia hạn có lúc lại dài hơn cả thời gian cho vay lần đầu, đã làm cho số dư nợ chẳng những không giảm mà còn tăng hơn do lãi của món vay sinh ra. Mà số dư nợ tăng thì vòng quay của đồng vốn giảm.

- Khách hàng sử dụng đồng vốn sai mục đích đã làm thất thoát vốn dẫn đến không trả được nợ cho Ngân hàng.

3.3 Nguyên nhân về tài sản đảm bảo

- Theo như hiện nay một khách hàng có thể được vay tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, mà cán bộ tín dụng lại không kiểm tra, xem xét kỹ các tài sản thế chấp, cầm cố trước khi cho vay đã tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng sơ hở dể đi vay nhiều nơi cũng với một tài sản thế chấp, từ đó làm cho Ngân hàng dẫn đến rủi ro.

- Trình độ cán bộ còn yếu để đánh giá chính xác tài sản thế chấp, còn quá coi trọng tài sản thế chấp, ưu tiên người than, nể nang quen biết mà không quan tâm tới vấn đề cốt yếu nhất đó là dự án đưa ra thực sự có hiệu quả hay không.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 38)