Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng 3 Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng hiện nay

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 33)

I. GIỚI THIỆU VỀ NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU

2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng 3 Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng hiện nay

3. Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng hiện nay

Hình thức cấp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng Yên trong những năm vừa qua.

BẢNG 5: TÌNH HÌNH CƠ CẤU NỢ NGẮN HẠN, TRUNG DÀI HẠN

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 1.474.450 2.170.926 2.389.338

Trong đó:

- Ngắn hạn 628.776 993.466 1.141.123

- Trung, dài hạn 845.674 1.177.460 1.248.215

- Tỷ lệ nợ trung dài hạn/tổng dư nợ 57,35% 54,2% 52,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)

Qua bảng trên cho ta thấy nợ cho vay trung và dài hạn năm 2008 chiếm tỷ lệ 57,35%/tổng dư nợ, năm 2009 tỷ lệ chiếm 54,2%/tổng dư nợ và năm 2010 tỷ lệ

52,2% so với tổng dư nợ. Như vậy cơ cấu nợ trung và dài hạn giảm dần. Qua đó chứng tỏ chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên đã hạn chế đầu tư trung dài hạn mà chủ yếu cho vay ngắn hạn các thành phần để hạn chế bớt mọi rủi ro có thể xảy ra. Vì chi nhánh nằm ở vị tri rất thuân lợi về giao thông lại là khu vực phát triển, tập chung nhiều khu công nghiệp do vậy mà ngân hàng đã tận dụng rất tốt lợi thê này. Cá doanh nghiệp cần vốn để đầu tư sản xuất nên Ngân hàng đã tập chung đầu tư vào ngắn hạn.

Để đánh giá và phân tích rủi ro do nợ quá hạn và nợ khó đòi phát sinh có nghĩa là đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Đó là tổn thất mà Ngân hàng phải tìm mọi cách để giảm nó tới mức tối thiểu.

Cụ thể được thể hiện ở 3 chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ nợ quá hạn

- Hệ số rủi ro tín dụng - Hệ số thu nợ

3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh hiêu quả hoạt động tín dụng, đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ và nó giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro của Ngân hàng.

Ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng biến động theo chiều tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp và nằm trong giới hạn an toàn. Theo qui định thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng dư nợ, nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì nợ quá hạn tối đa chỉ được 5 đồng.

Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo quan tâm của nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng xử lý triệt để những món nợ trên 12 tháng do khách hàng cố ý không trả nợ.

BẢNG 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN Đvt: Triệu đồng Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ % tăng,giảm (+; -) 2009/2008 2010/2009 Tổng dư nợ 1.474.450 2.170.926 2.389.437 + 47,2 + 10,06 Trong đó: NQH 19.747 11.275 7.706 - 42,9 - 31,65 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 1,39% 0,52% 0,32% - 0,82 - 0,2 NQH được khoanh 3.653 3.248 2.170 - 11,08 - 33,18

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ấ Châu Hưng yên)

Khoản nợ được khoanh là các khoản nợ đã được gia hạn, là nợ quá hạn nhưng vì các lý do liên quan đến kinh tế địa phương, đất nước mà Ngân hàng quyết định cho lùi việc trả nợ trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mục đích sử dụng khoản vay với lãi suất thấp.

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên, chủ yếu do khách quan nên được Nhà nước xử lý cho khoanh nợ, nợ quá hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 42,9% so với tổng dư nợ lại giảm 0,82% lý do dư nợ năm 2009 tăng mạnh. Đến năm 2010 nợ quá hạn đã xử lý khá tốt nợ quá hạn giảm 31,65% so với năm 2009. Bên cạnh đó số dư nợ năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 10,06%, mặc dù tăng như vậy nhưng tỷ lệ nợ quá hạn nợ khoanh năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 11,08%, năm 2010 giảm mạnh, đến cuối năm giảm 33,18%.

Qua số liệu trên cho thấy tuy dự nợ tăng lên nhưng nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu Hưng yên qua các năm đều giảm xuống, ở đây nói lên Ban lãnh đạo rất quan tâm đến hiệu quả của vốn vay và đã tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và hạn chế tối thiểu mức rủi ro tín dụng.

BẢNG 7: PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN THEO LOẠI CHO VAY

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

- Dư nợ ngắn hạn 628.776 993.466 1.017.786

Trong đó: Nợ quá hạn ngắn hạn 6.194 5.483 3.135

NQH NH/Dư nợ NH 0,98% 0,55% 0,31%

- Dư nợ trung hạn 482.748 933.497 1.051.946

Trong đó: Nợ quá hạn trung hạn 3.959 2.543 1.940

NQH TH/Dư nợ TH 0,82% 0,27% 0,18%

- Dư nợ dài hạn 362.925 243.962 319.704

Trong đó: Nợ quá hạn dài hạn 9.594 3.248 2.630

NQH DH/Dư nợ DH 2,64% 1,33% 0,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)

Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn theo từng loại hình cho vay cũng biến động theo từng năm. Cụ thể năm 2008 là năm chi nhánh đang trong quá trình bước đầu vào kinh doanh. Do lúc này Ngân hàng đầu tư chủ yếu là đầu tư vào xây dựng cơ bản cho vay để sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ cá thể...Đến các năm 2009 và 2010 thi tỷ lệ này giảm dần được hiện qua chinh sách phát triển của tỉnh. Thu hút đầu tư, xây dưng nhiều khu công nghiệp trên địa bàn…

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn 0,98%/ tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn chiếm 0,82% so với dư nợ trung hạn và nợ quá hạn dài hạn chiếm 2,64%/tổng dư nợ trung hạn. Năm 2009 tỷ lệ nợ qúa hạn <1%/Tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn tỷ lệ 0,27%/tổng dư nợ trung hạn, nợ quá hạn dài hạn chiếm tỷ lệ 1,33%/tổng dư nợ dài hạn. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 0,31%/tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn chiếm 0,18%/tổng dư nợ trung hạn, nợ quá hạn dài hạn chiếm 0,82%/tổng dư nợ dài hạn (nợ dài hạn do khách quan nên được Nhà nước cho khoanh). Do thay đổi cơ cấu kinh doanh cũng như cơ cấu cho vay ngày càng đa dạng và phong phú vì vậy không sao tránh khỏi nợ quá hạn xảy ra.

3.2 Hệ số rủi ro tín dụng

BẢNG 8: HỆ SỐ RỦI RO TÍN DỤNG

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ % tăng, giảm (+;-) 2009/2008 2010/2009 Tổng dư nợ 1.474.450 2.170.926 2.389.473 + 47,2 + 10,1 Tổng TS có 1.886.544 2.686.041 2.814.750 + 42,38 + 4,79 H.số RRTD 78,16% 80,82% 84,89% 2,66 4,07

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)

Tỷ lệ này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản Có, khoản mục trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn. Nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao và ngược lại.

Tỷ lệ RRTD tăng lên các năm, cụ thể là năm 2009 tăng so với 2008 là 2,66%, năm 2010 tăng so với 2009 là 4,07% chứng tỏ lợi nhuận mà Ngân hàng thu được ngày càng lớn nhưng đi cùng nó là rủi ro càng cao. Thật vậy, tỷ lệ này càng cao tức là Ngân hàng càng dùng nhiều Tài sản có của mình để cho vay. Nếu có hiện tượng khách hàng đến rút tiền một lúc thì sẽ gặp rủi ro và dễ dẫn tới phá sản.

3.3 Hệ số thu nợ

BẢNG 9: HỆ SỐ THU NỢ CÁC NĂM

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tỷ lệ % tăng, giảm (+;-) 2009/2008 2010/2009

Doanh số thu nợ 1.110.498 1.665.747 1.854.369 + 50,00 + 11,32

Doanh số cho vay 1.223.240 1.932.720 2.072.324 + 58,00 + 7,22

Hế số thu nợ 90,78% 86,19% 89,48% - 4,59 + 3,29

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào công tác của cán bộ tín dụng.

- Năm 2008 hệ số thu nợ đạt 90,78%. Năm 2009 chỉ tiêu này là 86,19%, giảm 4,59% so với năm 2008.

- Đến năm 2010 hệ số này là 89,48%, tăng 3,29% so với năm 2009.

Qua phân tích cho thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm mạnh ở năm 2009 do doanh số cho vay năm 2008 thấp, năm 2010 có tăng nhưng không đáng kể. Cứ trong 100 đồng cho vay thì Ngân hàng thu được 90 đồng. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được Ngân hàng chú trọng quan tâm nên mới đạt được kết quả trên. Mặt khác, do tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, ảnh hưởng của nền kinh tế biến động, giá cả tiêu dùng tăng tăng cao, hàng hóa nông sản, thủy sản không ổn định lên xuống bất thường. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân khiến họ khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 33)