Đối với các Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 45)

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

3. Đối với các Ngân hàng thương mạ

Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng, đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ rủi ro xuống. Đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải thực hiện nghiêm túc chỉ thị 14/CT-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp cấp bách đảm bảo chất lượng tín dụng và công văn số 756/CT-NH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng mà cụ thể nhất là: Mọi cán bộ tín dụng phải quán triệt và thực hiện theo đúng các nội dung trong “Đề án chấn chỉnh hoạt động của từng Ngân hàng thương mại”.

Các Ngân hàng thương mại cần tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng cụ thể như: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải bổ sung một số cơ chế, biện pháp cụ thể về việc chấp hành các quy trình tín dụng, phải tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và cán bộ trực tiếp điều hành ở các Ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thông tin rủi ro về khách hàng.

- Các Ngân hàng thương mại không được hạ thấp các quy chế, lãi suất, các tiêu chuẩn để giành giật khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh gây nên hậu quả

không tốt trong kinh doanh.

- Các Ngân hàng thương mại cần đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành các cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong kinh doanh phù hợp với thông lệ kinh tế (tức là cho phép trích 10% lợi nhuận ròng cho đến khi bằng vốn pháp định thì thôi).

Cụ thể đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên có thể đưa ra một số đề nghị sau:

+ Chi nhánh nên đề nghị với chính quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Hưng yên, các cơ quan chức năng nhanh chống hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận tiện. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ cấp 01 bản gốc duy nhất để ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp đi vay nhiều Ngân hàng.

+ Ngân hàng tiến hành kiểm tra, phân loại doanh nghiệp để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh bố trí, sắp xếp lại doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh thua lỗ triền miên, không có hiệu quả thì có thể cho sát nhập với doanh nghiệp khác, giải thể hoặc thay người điều hành (nếu do năng lực quản lý điều hành kém). Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhưng còn thiếu vốn thì tăng cường đầu tư vốn taọ điều kiện cho doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Phải thận trọng xem xét trước khi cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay các hộ tư thương, vì đây là lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro lớn.

- Phải thường xuyên phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, quy trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ, xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm, có quy chế thưởng phạt rõ ràng. Nếu sai sót do chủ quan, do cố ý vi phạm dẫn đến rủi ro không thu được nợ thì phải bồi hoàn.

- Cán bộ tín dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kể từ khi phát món vay cho tới khi thu hồi hết nợ cả gốc lẫn lãi, phải tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mặt khác cũng phải gắn trách nhiệm của Giám đốc, kế toán trưởng và hội đồng tín dụng.

- Ngân hàng chỉ cho các doanh nghiệp phục vụ xây dựng cơ bản vay để thi công các công trình trong kế hoạch của Nhà nước khi được Chủ đầu tư xác nhận và cam kết chuyển tiền thanh toán khối lượng vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng để làm cơ sở thu nợ vay.

- Các doanh nghiệp ngoài xây dựng cơ bản thì Ngân hàng phải điều tra xem xét kỹ từ thực trạng sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, phẩm chất, năng lực điều hành của lãnh đạo và uy tín của họ trên thương trường. Chỉ giải quyết những món vay thực sự có hiệu quả, thu hồi được nợ chắc chắn.

- Ngân hàng cần chăm lo tới nguồn lực, thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, cử đi dự các lớp tập huấn do Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tổ chức. Tham gia học tập kinh nghiệm các Ngân hàng bạn, đào tạo tại chỗ, tổ chức học tập nghiệp vụ chuyên môn, tìm hiểu pháp luật và kinh nghiệm quản lý. Nâng cao trình độ lý luận, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vi tính, đảm bảo có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ để đảm nhận công việc được giao.

- Công tác tín dụng là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro do đó phải bố trí những cán bộ có đủ năng lực về chuyên môn, pháp luật, hiểu biết về thị trường... có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Phải thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động tín dụng nhằm rút ra những mặt mạnh mặt yếu của từng cán bộ, từng loại hình kinh tế và từng món vay để kịp thời uốn nắn, tìm biện pháp thu hồi những khoản nợ có chất lượng không cao, tránh những rủi ro có thể dẫn đến cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Ngân hàng cũng đang từng bước đổi mới và nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay.

Để có thể tồn tại và phát triển thì các ngân hàng thương mại phải tìm cách đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, bởi vì hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu vẫn là hoạt động kinh doanh tín dụng và rủi ro trong lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng khá lớn.

Rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể làm cho Ngân hàng phải thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí bị phá sản. Do vậy Ngân hàng thương mại cần chú ý quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ra rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Đây là một vấn đề lớn có ý nghĩa trên nhiều mặt và lâu dài đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó trên cơ sở nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng cần phải tìm ra các giải pháp cụ thể thiết thực để nhằm hạn chế, ngăn ngừa tới mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Như đã phân tích trong chuyên đề này, có rất nhiều giải pháp có thể giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, nhưng do việc kinh doanh theo cơ chế thị trường còn nhiều mới mẻ, biến động và đầy phức tạp cho nên việc thực hiện các giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cuả các Ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại làm cho hiệu quả kinh doanh của một số Ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.

Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong bản chuyên đề thực tập này chỉ mới là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong ngành Ngân hàng. Nhưng mong rằng với một vài suy nghĩ về các đề xuất phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại có thể góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các Ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hưng yên nói riêng có thể tham khảo sử dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn để tín dụng ngân hàng trở thành công cụ kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thực

hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra là: Xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.

Cuối cùng em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Lê Phong Châu, Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hưng yên nói chung và phòng tín dụng nói riêng đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và lấy số liệu để hoàn thành chuyên đề này. Do hạn chế về không gian và thời gian, việc xử lý thông tin thực tế đưa vào đề tài còn khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w