Đối với các cơ quan Bộ ngành Trung ương

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 44)

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2. Đối với các cơ quan Bộ ngành Trung ương

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ… Chính phủ cần cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền địa phương trong công tác đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng văn bản cần thiết, xử lý tài sản đảm bảo… để rút ngắn thời gian dành cho các thủ tục của ngân hàng, qua đó đảm bảo an toàn vừa tránh được những thiệt hại to lớn.

Nhà nước cần xây dựng môt hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi và đưa ra chính sách quản trị vĩ mô phù hợp sẽ giúp cho hoạt động ngân hàng phát triển một cách thuận lợi.

Đề nghị cho khoanh nợ từ 3-5 năm đối với con nợ là doanh nghiệp Nhà nước chưa trả được nợ vay Ngân hàng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh (đóng cửa, mất thị trường, ...) do sắp xếp lại doanh nghiệp, do Ngân hàng cho vay theo chỉ định của cấp trên. Trước mắt Ngân hàng chịu rủi ro phần thu lãi hàng năm trên loại nợ xấu này. Để khắc phục sự thiếu hụt nguồn vốn hoạt động và lành mạnh hoá hoạt động của Ngân hàng, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành cho ban hành cơ chế mua bán nợ và khoản nợ khoanh được hạch toán riêng và tạm loại ra khỏi chỉ tiêu tính tỷ lệ quá hạn của Ngân hàng từ thời điểm có quyết định được khoanh nợ.

Đề nghị cho giản nợ từ 3-5 năm đối với con nợ là doanh ngiệp Nhà nước chưa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng do kinh doanh thua lỗ, mất thời cơ tiêu thụ hàng

hoá hoặc thời kỳ phát huy hiệu quả của dự án sản xuất chưa tới, do nhu cầu kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp đó cần tiếp tục được tồn tại. Đây là khoản nợ được hội đồng thẩm định cùng chủ nợ xét cho cơ cấu lại nợ. Biến nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, biến nợ quá hạn thành nợ trong hạn và con nợ vẫn phải trả lãi tiền vay trong suốt thời gian chưa đáo hạn của các hợp đồng tín dụng đó. Để bù đắp thiếu hụt nguồn thanh toán (do phải kéo dài thời gian thu hồi nợ) Ngân hàng thương mại có thể sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường mua bán nợ của Nhà nước.

NHTM, tổ chức kinh tế được bình đẳng trước pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ trong quan hệ vay trả. Pháp luật cần quy định quyền đòi nợ của ngân hàng cho vay và nghĩa vụ trả nợ vô điều kiện của người vay, cũng như quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.

Tạo, điều kiện thuận lợi, môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có quyền lợi như nhau khi đến vay vốn ngân hàng.

Chính phủ cũng cần có giải pháp phát triển thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường tài chính các công cụ phái sinh…

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Hưng Yên (Trang 44)