I. GIỚI THIỆU VỀ NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU
1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng
1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác…
1.1.1 Huy động vốn bằng tiền gửi
a. Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
* Tiền gửi có kỳ hạn.
Hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (mà chúng ta vẫn thường gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích) với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng.... Tuy mới được sử dụng trong vài năm trở lại đây, song tình hình huy động này đã ngày càng phát huy vai trò trong việc tạo vốn của ngân hàng. Trên thực tế, tỷ trọng huy động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng cao hơn so với các loại hình huy động khác.
Đây la một trong những công cụ huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại sau: Loại không kỳ hạn, loại có kỳ hạn và loại có kỳ hạn dài.
- Tiết kiệm không kỳ hạn:
Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước. Tuy nhiên, số dư tài khoản này thường không lớn, nhưng có ưu điểm hơn so với các tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ khác, số dư này ít biến động. Trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán.
- Tiết kiệm có kỳ hạn:
Có kỳ hạn từ ba tháng đến một năm. Khi khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản này, họ sẽ không được rút ra (cả gốc và lãi) trừ khi đã hết hạn gửi tiền. Để tăng sức cạnh tranh thu hút tiền gửi, một số ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, nhằm tránh việc khuyến khích khách hàng rút tiền trước hạn, một phần trong tiền lãi mã khách hàng được hưởng đã bị khấu trừ (có thể là ngân hàng chỉ được hưởng một mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho khoảng thời gian khách hàng gửi tiền).
- Tiết kiệm dài hạn:
Hình thức nhằm thu hút số tiền nhàn rỗi trong thời hạn dài. So với các loại hình tiết kiệm khác, đối với tài khoản này, bất kỳ lúc nào chủ tài khoản cũng có thê gửi tiền vào tài khoản với số lượng không hạn chế. nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là loại hình tiết kiệm mà ngân hàng tận dụng nhằm tạo các nguồn vốn có tính ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của ngân hàng.
b. Huy động vốn bằng tiền gửi không kỳ hạn.
Loai hình này có thế rút tiền hoặc trả cho bên thứ ba bằng phát hành séc. Khách hành cũng dễ dang rut tiền bằng việc sử dụng điện thoại của minh va bằng cách dung thẻ ATM…
BẢNG 3: HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Huyđộng vốn 2.650.352 100 2.724.901 100 3.141.626 100 - VNĐ - Ngoại tệ 2.329.472 320.643 87,9 12,1 2.411.678 313.223 88,5 11,49 2.800.840 340.787 89,15 10,84 -Tg < 12 tháng -Tg≥12 tháng 1.674.131 976.254 63,16 36,83 1.839.593 885.309 67,51 32,48 1.849.487 1.292.139 58,87 41,12
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)
Ta thấy vốn huy động qua các năm 2009 là 2.724.901 triệu đồng so với năm 2008 là 74.549 triệu đồng tăng 74.549 triệu đồng và năm 2010 đạt 3.141.626 triệu đồng, tăng 416.725 triệu đồng so với năm 2009. Về cơ cấu vốn huy động của năm 2010 cũng đạt mức kế hoạch của chi nhánh: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 58,87% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng vốn VNĐ chiếm 89,15% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng và cân đối được huy động vốn và cho vay.
Mức độ huy động vốn tăng nhanh, năm 2009 tăng 74.594 triệu đồng. Đến 31/12/2010 huy động vốn đạt 3.141.626 triệu đồng.
Đây là mức tăng lớn, trong đó tiền gửi khách hàng và dân cư đều tăng tương ứng. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã tận dụng những lợi thế và phát huy những khả năng của mình trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
1.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là mặt còn lại của việc huy động vốn. Ngân hàng nào cũng cố gắng giải quyết tốt cả hai vấn đề này. Mục đích chủ yếu của Ngân hàng là “huy động vốn để sử dụng vốn”, điều này là Ngân hàng sẽ huy động vốn từ các nguồn khác nhau và đem nguồn vốn đó kinh doanh để thu lại lợi nhuận. Vì thế ta có thể
cho rằng khâu mấu chốt quyết định đến việc hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là việc sử dụng vốn.
Nền kinh tế hoạt động càng ngày càng khó khăn, việc đứng vững và phát triển được thì việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất là hết sức quan trọng, đây cũng là khâu tiếp nối của quá trình tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của Ngân hàng trên thị trường.
Với lợi thế đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh, mật độ dân số tương đối cao thu nhập ổn định, nhiều khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh đủ mọi mặt hàng ... Vì thế ngoài công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay vốn cũng tương đối thuận lợi.
BẢNG 4: HOẠT ĐỘNG CHO VAY
Đơn vị :Triệu đồng
Khoản mục 2008 2009 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cho vay DNV&N 902.350 61,12 1.113.230 51,28 1.476.242 61,7
2. Cho vay DN lớn 302.120 20,49 508.412 23,28 518.112 21,6
3. Cho vay cá nhân 68.031 4,6 99.121 4,56 143,231 5,9
4. Cho vay khác 201.047 13,63 450.163 20,7 251.600 10,5
Tổng dư nợ 1.474.450 100 2.170.926 100 2.389.338 100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tại chi nhánh ngân hang TMCP Á châu Hưng yên)
Từ bảng ta thấy tổng dư nợ tăng đều qua các năm điều này thể hiện qua hoạt động cho vay đối với từng đối tượng khách hang. Năm 2008 chỉ cho vay với lượng vốn không cao là do bối cảnh nền kinh tế có phần không ổn định, việc đầu tư mở rộng sản xuất là mạo hiểm. Vì thế các doanh nghiệp cũng như các cá nhân không dám vay để mở rộng sản xuất , thể hiện ở năm 2008: DNV&N vay 902.350 triệu đồng chiếm 61,12% so với tổng mức dư nợ, doanh nghiệp lớn cũng vay với mức vay không cao chỉ khiêm tốn với số vốn vay 302.120 triệu đồng chiếm có 20,49% , còn lại các thành phần khác. Chính các doanh nghiệp lớn có thị phần rộng cũng như khả năng cạnh tranh cao trên thị trường mà cũng vay với lượng vốn nhỏ. Đến năm
2009 NHNN đã thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư sản xuất tăng tiêu dùng của Chính Phủ sau khủng hoảng kinh tế, điều hành các công cụ lãi suất để thay đổi lãi suất nhằm bám sát thực tế. Trong năm NHNN đã nhiều lần thay đổi lãi suất. Từ đó lượng vốn vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu cũng cũng tăng vọt từ 1.474.450 triệu đồng lên ngay 2.170.926 triệu đồng. Do được thay đổi lãi suất nên các DNV&N cũng tăng lượng vay vốn lên. Các chủ doanh nghiệp cũng tranh thủ mở rộng kinh doanh sản xuất. Vì thế chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu cũng đã cung lượng vốn khá lớn: DNV&N vay 1.113.230 triệu đồng chiếm 51,28% so với tổng dư nợ, bên cạnh đó doanh nghiệp lớn cũng đã vay đến tận 508.412 triệu đồng chiếm 23,28% tổng dư nợ trong năm. Tuy có sự ưu đãi của NHNN nhưng với lãi suất vẫn còn cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp.Đến năm 2010: khi bình ổn tương đối mức lãi suất trần thì các doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn nhiều hơn. Nền kinh tế tương đối đã có chiều hướng thuận lợi thì các doanh nghiệp cũng đã kèm theo đó cũng có nhiều dự án cần có sự hổ trợ vốn của Ngân hàng. Vì thế vốn vay đã tăng cao với lượng vốn 1.476.242 triệu đồng chiếm đến 61,7% so với dư nợ của năm 2010, còn với doanh nghiệp lớn thì đạt lượng vốn là 518.112 triệu đồng chiếm đến 21,6% tổng dư nợ, qua đây ta thấy được chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng Yên đã có nhiều điều chỉnh lãi suất cũng như khả năng phục vụ vốn cho khách hàng.