Nấm mốc có thể mọc được trên nhiều loại môi trường khác nhau, nhưng chúng xuất hiện nhiều ở những nơi ẩm ướt, giàu dinh dưỡng vì đó là môi trường thuận lợi nhất cho chúng sinh trưởng, phát triển. Với mục đích phân lập những chủng có khả năng hỗ trợ thủy phân lignocellulose chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở những nơi có độ ẩm cao, thực vật nhiều như mẫu đất dưới gốc cây, hay các thân cây đang bị mục, hoặc lá cây đang trong quá trình phân hủy…
Mẫu sau khi được pha loãng trong nước muối sinh lý 0.9% ở các nồng độ 10-1,
10-2, 10-3, 10-4. Sau đó tiến hành như đã mô tả ở phần phương pháp. Sau khi nuôi cấy từ
5 – 7 ngày ở nhiệt độ 300C thì khuẩn lạc của các nấm mốc bắt đầu mọc. Dùng que cấy
cấy chuyển các khuẩn lạc này từ môi trường phân lập Czapeck bột giấy sang môi trường làm sạch PDA, chúng tôi thu được 40 chủng nấm mốc được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây. Cũng từ bảng này, chúng tôi nhận thấy rằng mẫu gỗ mục có số lượng chủng nấm mốc đa dạng hơn những mẫu khác (12 chủng) và ít nhất là mẫu vỏ trấu mục (2 chủng)
Bảng 3.1. Các chủng nấm mốc phân lập được
STT Tên mẫu Địa điểm lấy mẫu Kí hiệu mẫu
1 Gỗ mục Bần – Hưng Yên FEC 543, FEC 544, FEC 545,
FEC 546, FEC 547, FEC 548
Tuy Hòa FEC 550, FEC 551, FEC 552,
FEC 553, FEC 554, FEC 556
2 Cây mục Thành cổ Sơn Tây – Hà
Nội
FEC 530, FEC 531, FEC 532, FEC 534.
Đại học Sư phạm Hà Nội
41
3 Đất mùn ĐH Sư phạm Hà nội FEC 504, FEC 516, FEC 517,
FEC 518, FEC 519
4 Rơm mục ĐH Sư phạm Hà nội FEC 511, FEC 512, FEC 513,
FEC 514, FEC 515 Thành cổ Sơn Tây – Hà
Nội
FEC 521, FEC 523
5 Vỏ cây khô Thành cổ Sơn Tây – Hà
Nội
FEC 535, FEC 536, FEC 537, FEC 538
6 Lá mục ĐH Sư phạm Hà nội FEC 500, FEC 501, FEC 508.
Bần – Hưng Yên FEC 540
7 Vỏ trấu mục Đại học Sư phạm Hà
Nội
FEC 502, FEC 509