Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 115)

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên 2 Trường Trung học phổ thông công lập huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tạo điều kiện để giáo viên đủ sống được bằng lương, đây là một điều kiện quan trọng, được mong mỏi nhiều nhất, cũng như có tác dụng tích cực nhất đối với chủ trương xây dựng đội ngũ nhà giáo. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm. Có chính sách về nhà ở và các đãi ngộ khác để giáo viên an tâm, đem hết tâm lực, trí lực, tài lực vào việc truyền thụ tri thức cho thế hệ trẻ.

Nâng cao chất lượng đào tạo thực sự của hệ thống các trường sư phạm, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

2.2. Đối với UBND tỉnh Hưng Yên

Tiếp tục có những chính sách ưu tiên đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia và theo hướng chuẩn hóa các trường trung học chất lượng cao trong nước và quốc tế.

Tiếp tục tăng cường đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục để có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông; đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp, học sinh / giáo viên.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên

ngũ giáo viên. Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ và bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

2.4. Đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện Phù Cừ

Phối hợp với nhà trường nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục. Chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

2.5. Đối với 2 nhà trường

Định kỳ hằng năm, rà soát, bổ sung và điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 (đã được Sở GD&ĐT Hưng Yên phê duyệt) để đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Huy động các nguồn tài trợ của các thế hệ học sinh, cha mẹ học sinh, các nhà kinh doanh, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để xây dựng Quỹ khuyến học nhằm động viên, thu hút tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong trường, đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng chuyên môn hiện tại cũng như sau này.

Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để cán bộ, giáo viên của trường được trao đổi, học tập với các nhà quản lý, nhà giáo có uy tín về kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu.

Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT để được chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị 40 CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010.

2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định sổ: 07/2007/QĐ-BGDDT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2007.

4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội, 2006.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

6. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

7. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 2005.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khoá VII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2011.

13. Đề án của Chính phủ. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. Hà Nội, 2005.

14. Nguyễn Trọng Điều. Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.

15. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2010.

16. Nguyễn Minh Đường. Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều

kiện mới. Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07-14, 1996

17. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống GDQD, Trường ĐHGD (tài liệu cho các lớp cao học), Hà Nội năm 2009;

18. Nguyễn Kỳ – Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục.Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. Hà Nội, 1984.

19. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức. Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH- HĐH. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2002.

20. Đặng Bá Lãm (chủ biên). Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005.

21. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Tư pháp. Hà Nội, 2005.

22. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội, 1989.

23. Mạc Văn Trang. Bài giảng quản lý nhân lực, Viện NCPT giáo dục, Hà Nội, 2003.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên; lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ môn, đội ngũ giáo viên, nhân viên của 2 trường THPT công lập huyện Phù Cừ )

Kính gửi: ……….

Để có cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện các biện pháp phát triển ĐNGV Trường THPT Phù Cừ và trường THPT Nam Phù Cừ. Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau:

- Họ và tên: ……….

- Chức vụ: ……….……….

- Đơn vị công tác: ……….

Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp phát triển ĐNGV Trường THPT Phù Cừ và trường THPT Nam Phù Cừ tỉnh Hưng Yên (Đồng chí đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là hợp lý).

Nội dung Tốt Tương đối

tốt

Chưa tốt

Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên

Tuyển chọn giáo viên Sử dụng giáo viên

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Đánh giá giáo viên

Chính sách đối với giáo viên Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển giáo viên

Phụ lục 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên; lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn, trưởng các bộ môn trường THPT Phù Cừ và trường THPT Nam Phù Cừ ).

Kính gửi: ……….

Để có cơ sở dữ liệu tham khảo nhằm phân tích thực trạng công tác phát triển Đội ngũ giáo viên trường THPT Phù Cừ và trường THPT Nam Phù Cừ trong 5 năm qua (kể từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011). Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau:

- Họ và tên: ……….

- Chức vụ: ……….……….

- Đơn vị công tác:……….

Xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về từng khâu và các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển Đội ngũ giáo viên (Đồng chí đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là hợp lý). TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết thiết Cần Không cần thiết Rất khả

thi Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1 2 Biện pháp 2 3 Biện pháp 3 4 Biện pháp 4 5 Biện pháp 5 6 Biện pháp 6 7 Biện pháp 7 Ghi chú:

- Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

- Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ.

- Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Biện pháp 5: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ.

- Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. - Biện pháp 7: Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)