8. Cấu trúc luận văn
2.7.4. Thách thức
Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm của giáo dục, trong đó yếu tố người thầy đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm này. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà trường phải không ngừng phát triển để xây dựng được thương hiệu riêng cho mình; mỗi nhà trường phải tăng cường công tác phát triển đội ngũ giáo viên và mỗi người thầy phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực.
Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng đào tạo ĐNGV với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm còn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên.
Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của ĐNGV và hiệu quả sử dụng ĐNGV còn yếu. Mâu thuẫn này bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chưa hợp lý, chưa tạo ra sức mạnh thu hút mạnh mẽ của nghề sư phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng ĐNGV.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên chưa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dưỡng giáo viên.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục làm chưa được tốt, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra- đánh giá giáo viên chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng.
Nếu giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu này sẽ khắc phục được những vấn đề gay cấn về phát triển ĐNGV hiện nay, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình củng cố và phát triển ĐNGV nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 cũng như thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng về giáo dục- đào tạo đề ra trong đại hội 9 của Đảng và chỉ thị 40 của Ban bí thư về xây dựng, phát triển và hoàn thiện đội ngũ nhà giáo.
Những điểm mạnh, những điểm yếu đồng thời cũng là những thuận lợi, khó khăn đặt ra cho ngành GD&ĐT huyện Phù Cừ nhiều thời cơ và thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD&ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt là phát triển đội ngũ giáo viên- đó là những vấn đề cần phải được ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của 2 trường THPT công lập huyện Phù Cừ. Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên còn những biểu hiện bất cập như việc bố trí giáo viên còn nhiều bất cập về tuổi đời, tuổi nghề, về trình độ tay nghề trong từng trường và giữa các trường trong huyện. Chính vì thế công tác phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường được coi là cấp thiết.
Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT đã trình bày tại chương 1, từ thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT đã trình bày tại chương 2, luận văn đề cập đến những biện pháp cơ bản cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở 2 Trường THPT công lập huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay ở chương 3 sau đây.
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã trình bày tại chương 1, từ thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của 2 Trường Trung học phổ thông công lập huyện Phù Cừ đã trình bày tại chương 2; trong chương này, luận văn trình bày các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của 2 Trường Trung học phổ thông công lập huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.