8. Cấu trúc luận văn
2.7.2. Những điểm yếu, nguyên nhân
Công tác quy hoạch chưa mang tầm chiến lược, mà theo kiểu "chắp vá" tạo nên tính bất hợp lý trong cơ cấu, chất lượng đội ngũ; chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường THPT cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn - chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có. Các nhà trường không được trực tiếp tuyển chọn giáo viên, do đó nhiều năm qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, cơ cấu chưa phù hợp, đặc biệt là giới tính và độ tuổi; vẫn còn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu công tác tại trường; công tác sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiệu quả; công tác đánh giá đội ngũ giáo viên đôi lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một số giáo viên và tình trạng yếu về ngoại ngữ, tin học của cả đội ngũ. Ngân sách đầu tư cho GD-ĐT còn hạn chế. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy GD-ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục. Một bộ phận cán bộ giáo viên kém ý chí phấn đấu, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. Nguồn lực đầu tư đảm bảo cho GD&ĐT từ nhà nước, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp, công tác xã hội hoá giáo dục chưa đạt hiệu qua cao. Vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ giáo viên để có hướng chiến lược hay quyết sách lớn, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu chưa được sâu sát. Kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn nên ít có điều kiện cho sự phát triển giáo dục- đào tạo nói chung.