Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 59)

Bảng 7. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 47, XXY 15 2 46, XY [50]/47, XXY [50] 5 3 45, X [5]/46, XY [95] 2 4 47, XXY [80]/48, XXYY [20] 1 5 46, XY, del(Y)(q11. 23) 1 6 46, XY, del(Y)(q11.2) 1 Tổng số 25 Nhận xét:

15 trường hợp hội chứng Klinefelter ở thể thuần 47, XXY

5 trường hợp hội chứng Klinefelter thể khảm với hai dòng tế bào 46, XY [50]/47, XXY [50]

2 trường hợp thể khảm hai dòng tế bào karyotyp là 45, X [5]/46, XY [95] 1 trường hợp hội chứng Klinefelter karyotyp là 47, XXY [80]/48, XXYY [20] 2 trường hợp mất nhánh dài NST Y có karyotyp là 46, XY, del (Y)(q11. 23);

46,XY, del(Y)(q11.2)

Như vậy trong rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới thì bất thường NST giới tính đóng một vai trò quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra tinh trùng (không sản sinh ra tinh trùng hoặc có rất ít tinh trùng) gây vô sinh. Theo các tài liệu đã công bố trên thế giới, ở vô sinh nam giới bất thường NST thường cao gấp 6 lần và bất thường NST giới tính gấp 15 lần so với dân số trong cộng đồng [12]. Với sự tiến bộ của di truyền học tế bào, nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoảng 20%-30% bệnh nhân KCTT là do bất thường di truyền [75]. Kjessler phát hiện bất thường về NST gây vô sinh chiếm khoảng 21% [57]

Theo báo cáo của nhiều tác giả, bất thường về số lượng NST chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm có bất thường về số lượng NST có liên quan đến vô sinh nam giới, đặc biệt là hội chứng Klinefelter và các biến thể của nó. Theo nghiên cứu của Simpson thì hội chứng Klinefelter thường là vô sinh do KCTT và ITT [75]. Tuy nhiên theo Fossa (1971), Krausz và Forti (2000), nhận xét rằng một số ít bệnh nhân Klinefelter thể khảm tinh hoàn vẫn có thể sinh tinh được nên vẫn có khả năng sinh sản nhưng thường suy giảm tinh trùng nặng [40], [77].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 15 trường hợp có hội chứng Klinefelter thuần 47, XXY chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,02%. Kết quả nghiên cứu này cũng gần như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhự (7,2%), Rima Dada (8,8%). Tuy nhiên tỷ lệ này khá cao so với một số nghiên cứu của một số tác giả khác như Haidl và cs (0,33%); Clementini (0,43%), Pasinska (5,71%), Rosenbusch (0,47%).

Ngoài hội chứng Klinefelter thể thuần thường hay gặp nhất trong bất thường NST ở bệnh nhân vô sinh nam giới, những bệnh nhân hội chứng Klinefelter thể khảm 46, XY/47, XXY cũng thường gặp với tần suất cao. Mau và cs đã phát hiện ra có 3 trường hợp Klinefelter thể khảm (2%) trong tổng số 9 trường hợp rối loạn NST giới tính ở người chồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 5 bệnh nhân có hội chứng Klinefelter thể khảm 46, XY/47, XXY cũng chiếm tỷ lệ khá cao (2,67%). Theo

các tác giả, nam giới mắc hội chứng Klinefelter thể khảm có thể sản sinh ra tinh trùng nhưng suy giảm mức độ nặng hoặc KCTT và thể khảm có thể gây thất bại khi hỗ trợ sinh sản [5]. Bệnh nhân với hội chứng Klinefelter thể khảm có những triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, chủ yếu có kích thước tinh hoàn nhỏ, có khả năng sinh tinh trùng ở giai đoạn dậy thì. Khả năng sinh tinh trở nên kém do hyalin hóa ống sinh tinh xảy ra ngay sau khi dậy thì và kết quả dẫn đến vô sinh [33]. Do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần nào phản ánh được mối liên hệ giữa hội chứng Kinefelter thể khảm và vô sinh nam giới. Tuy nhiên, theo kết quả của một số tác giả như: Tournaye, Palemo và cs. thì những bệnh nhân vô sinh nam giới có karyotyp là 47, XXY vẫn có thể có cơ hội nếu được tiến hành trợ giúp sinh sản bằng kỹ thuật ICSI thành công. Những đứa trẻ sinh ra có NST giới tính bình thường đã cho thấy tinh trùng lấy từ tinh hoàn của nam giới hội chứng Klinefelter có bộ đơn bội bình thường X hoặc Y [85]

Người nam có karyotyp 45, X/46, XY có ý nghĩa như thế nào đối với các bệnh nhân vô sinh nam giới vẫn còn là một vấn đề mà các tác giả còn đang tranh luận. Theo y văn, người nam có karyotyp 45, X/46, XY này là hiếm gặp biểu hiện có hình thái nam hoặc mơ hồ giới tính. Theo nghiên cứu của một số tác giả cũng phát hiện được người nam có karyotyp 45, X/46, XY trên những bệnh nhân vô sinh nam giới. Hầu hết những trường hợp phát hiện được dòng tế bào 45, X ở bệnh nhân nam giới có tỷ lệ khảm dưới 10%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 2 trường hợp người nam có karyotyp là 45, X/46, XY. Tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, Mau và cs đã phát hiện được 3 trường hợp thể khảm 45, X/46, XY. Clementini cũng phát hiện có 3 trường hợp có karyotyp là 45, X/46, XY [20]

Bên cạnh những bất thường về số lượng NST giới tính thì bất thường về cấu trúc NST giới tính cũng được các nhà di truyền học tìm thấy. Trong nghiên cứu của chúng tôi phát hiện có 2 trường hợp mất đoạn nhánh dài NST Y có karyotyp là 46,XY, del (Y)(q11, 23); 46, XY, del(Y)(q11.2). Theo nghiên cứu của Tiepolo và

Zufardi (1976) lần đầu tiên nghiên cũng đã phát hiện được 6 trường hợp KCTT bị mất đoạn nhỏ ở nhánh dài NST Y qua phân tích karyotyp [85]. Ngày nay, mất đoạn ở nhánh dài NST Y đã được chứng minh là nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng và liên quan đến vô sinh nam giới [44] [85] [88]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 59)