Tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 39)

Tổng số 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) bị vô sinh nguyên phát. Trong đó: - Tuổi của người vợ thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 44 tuổi, trung bình 29,78±5

- Tuổi của người chồng thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, trung bình 32,65±5,34

Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát Tuổi Vợ Chồng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 20-24 19 10,16 5 2,67 25-29 77 41,18 49 26,20 30-34 61 32,62 69 36,90 35-39 25 13,37 41 21,93 ≥40 5 2,67 23 12,30 Tổng 187 100 187 100 Nhận xét:

Tỷ lệ vô sinh ở người vợ chiếm tỷ cao ở nhóm tuổi từ 25-29 có 77 trường hợp (41,18%) và thấp nhất ở nhóm tuổi ≥40 có 5 trường hợp (2,67%)

Người chồng vô sinh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tuổi 30-34 có 69 trường hợp (36,90%) và thấp nhất là nhóm tuổi 20-24 có 5 trường hợp (2,67%).

karyotyp ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã cho thấy tuổi của người vợ hoặc người chồng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Menken và cs (1986) cho rằng: Khả năng sinh sản của nữ giới giảm dần theo tuổi, đặc biệt sau tuổi 35. Tỷ lệ vô sinh ở các nhóm tuổi tăng dần như sau: Nhóm tuổi 20-24 là 7%; 25-29 là 9%; 30-34 là 15%; 35-39 là 22% và 40-44 là 29% [49]

Stovall và cs (1991), đã chứng minh khả năng sinh sản của vợ chồng phụ thuộc vào tuổi của nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ giới đã lập gia đình mà không có con tăng lên đều đặn: 6% ở nhóm tuổi 20-24; 9% ở nhóm tuổi 25-29; 15% ở nhóm tuổi 30-34; 30% ở nhóm tuổi 35-39 và 64% ở nhóm tuổi 40-44 [80]

Franco và cs (2002) cho biết, trong 251 cặp vợ chồng vô sinh thì vô sinh nam giới chiếm 45%, vô sinh nữ giới chiếm 48%, vô sinh do cả nam và nữ là 7%. Trong đó, vô sinh nguyên phát chiếm 74% và vô sinh thứ phát chiếm 26%. Tuổi trung bình của nữ giới là 34±4,2 và của nam giới là 36,8±6,5 [26]

Theo S.L. Yu và C. Yap (2003) thì ước tính tỷ lệ vô sinh ở độ tuổi từ 25-29 là 5,5%; độ tuổi từ 30-34 là 9,5% và từ 35-39 tăng cao chiếm 19,7% [91]

David và cs (2004) nghiên cứu 782 cặp vợ chồng ở 7 trung tâm Châu Âu. Kết quả cho thấy có các cặp vợ chồng càng lớn tuổi thì tỷ lệ vô sinh càng cao, tỷ lệ vô sinh ở nhóm tuổi từ 19-26 chiếm 8%, từ 27-34 chiếm 13-14% và nhóm tuổi 35-40 chiếm tỷ lệ cao 18%.

Maheshwari và cs (2007) nghiên cứu 7172 phụ nữ, 26,9% đã qua tuổi 35, tuổi trung bình là 31,2±5,2 cho thấy có 51,4% vô sinh nguyên phát và vô sinh không rõ nguyên nhân ở phụ nữ trên 35 tuổi cao hơn so với phụ nữ dưới 30 tuổi [45].

Roupa và cs (2009) đã nghiên cứu 110 phụ nữ vô sinh, về độ tuổi cho thấy: 71 trường hợp (64,5%) ở độ tuổi từ 20-29; 22 trường hợp (20%) ở độ tuổi từ 30-39; 13 trường hợp (11,8%) ở độ tuổi từ 40-49; 4 trường hợp (3,7%) có độ tuổi lớn hơn 50 tuổi [72].

cặp vợ chồng (5,52%) vô sinh, trong đó có 170 trường hợp (3,48%) vô sinh nguyên phát và 107 trường hợp (2,04%) vô sinh thứ phát. Tuổi trung bình của nam giới vô sinh là 45,38±15,18, tuổi trung bình của nữ giới là 39,90±14,20 [14]

George và Kamath (2010), cho rằng tuổi sinh sản bắt đầu giảm từ tuổi 32 và giảm đáng kể ở tuổi 37 [27]

Bushnik và cs (2011), nghiên cứu các cặp vợ chồng đã lập gia đình ở Canada từ năm 2009-2011 trong độ tuổi ở nữ giới từ 18 đến 44 tuổi. Ước tính tỷ lệ vô sinh hiện nay dao động từ 11,5% đến 15,7%. Và tỷ lệ vô sinh cao hơn ở nhóm tuổi 35-44 so với nhóm tuổi 18-34 [17]

Theo Punam Nagvenkar, nghiên cứu trên 88 bệnh nhân vô sinh nam giới ở Mumbai (Ấn Độ) có tuổi từ 26 đến 50 thì tuổi trung bình là 34,5 [53] . Jon L. Pryor và cs., nghiên cứu trên 200 bệnh nhân vô sinh nam giới có tuổi từ 24 đến 52, tuổi trung bình là 34 [63]. Robert và cs., nghiên cứu trên 42 bệnh nhân KCTT và ITT có tuổi từ 24 đến 53, tuổi trung bình là 34 [56]. Comhair và cs., lại thấy rằng tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân vô sinh nam giới do KCTT và ITT là 31,1 [21].

Nhìn chung theo thống kê của các tác giả trên thế giới thì độ tuổi trung bình của vô sinh ở nam giới thường là từ 30 đến 35, còn ở nữ giới là từ 20 đến 30 tuổi. Theo chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân vô sinh khác nhau ở từng nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có tiêu chuẩn lựa chọn khoảng giới hạn tuổi bệnh nhân khác nhau của mỗi tác giả hoặc phụ thuộc vào số người đến khám và làm xét nghiệm NST, do sự phân bố giới hạn của tuổi khác nhau và do phong tục, tập quán ở mỗi vùng khác nhau... Ngoài ra, ở nhiều nước phương Tây, độ tuổi xây dựng gia đình thường cao hơn ở Việt Nam, do đó độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng vô sinh cũng cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi người vợ chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm 25-29 tuổi có 77 trường hợp chiếm tỷ lệ 41,18%, còn tuổi ở người chồng chiếm tỷ lệ cao là 30-34 tuổi có 69 trường hợp (36,90%). Tiếp theo nhóm chiếm tỷ lệ cũng

tương đối cao ở người vợ là nhóm từ 30-34 có 61 trường hợp (32,62%) và nhóm tuổi 25-29 ở người chồng có 49 trường hợp (26,20%). Nhóm tuổi đứng thứ 3 ở người vợ là từ 35-39 tuổi (13,37%) và người chồng là nhóm 35-39 tuổi (21,93%). Nhóm tuổi có tỷ lệ thấp thứ 4 là nhóm 20-24 ở người vợ (10,16%), còn ở người chồng là nhóm ≥40 tuổi (12,30%). Và nhóm có tỷ lệ thấp nhất ở người vợ là nhóm ≥40 chiếm tỷ lệ 2,67%, còn ở người chồng là nhóm 20-24 cũng chiếm tỷ lệ 2,67%. Theo chúng tôi kết quả trên là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở Việt Nam độ tuổi nữ từ 25-29 là độ tuổi xây dựng gia đình phổ biến nhất ở nữ giới hiện nay. Hơn nữa bình thường các cặp vợ chồng ở độ tuổi này sau khi xây dựng gia đình thường muốn có con ngay nên sau một, hai năm không có con là họ đi khám vô sinh và chỉ định xét nghiệm NST, do đó các cặp vợ chồng vô sinh thường được phát hiện ở nhóm tuổi này. Nhóm tuổi 30-34 ở người chồng chiếm tỷ lệ cao, theo chúng tôi, ngày nay theo xu hướng càng nhiều người xây dựng gia đình muộn nhất là ở khu vực thành thị và thường sau một, hai năm họ mới đi khám và được chỉ định xét nghiệm NST. Ở người vợ nhóm có tỷ lệ thấp nhất đó là nhóm ≥40 tuổi, theo chúng tôi, tỷ lệ này thấp vì đa số ở lứa tuổi này người vợ thường đã có thời gian xây dựng gia đình nhiều năm, có thể vô sinh nhưng đã được điều trị nhiều lần nhưng không có kết quả hoặc đã nản chí vì nhiều tuổi nên không đi xét nghiệm nữa. Còn ở người chồng nhóm tuổi 20-24 có tỷ lệ thấp, điều này phản ánh thực tế ở Việt Nam hiện nay ngày càng có ít nam giới lấy vợ trong độ tuổi này, nhất là ở khu vực thành thị. Ngoài ra, những nam giới lấy vợ độ tuổi này cũng có thể chưa muốn có con ngay và chưa phát hiện vô sinh nên chưa đi khám và làm xét nghiệm.

Như vậy, tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh liên quan đến độ tuổi xây dựng gia đình. Tuổi tác ở người vợ có liên quan đến số lượng và chất lượng trứng, còn ở người chồng có liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Các cặp vợ chồng vô sinh cần đi khám, xét nghiệm và được tư vấn di truyền càng sớm càng tốt để phát hiện nguyên nhân vô sinh cũng như quyết định hướng điều trị thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 39)