Đặc điểm và yêu cầu về quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 34)

học phổ thông

1.4.1. Đặc điểm và yêu cầu về quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông Hóa học ở trường trung học phổ thông

1.4.1.1. Đặc điểm của quản lý dạy học môn hoá học

Hóa học là môn khoa học tự nhiên cơ bản, từ tri thức cơ bản dễ nắm bắt tới những khái niệm bao quát trừu tượng. Mỗi môn khoa học, mỗi lĩnh vực tri thức sẽ gồm nhiều tập, dần dần từ thấp lên cao, từ dung dị dễ hiểu tới khái quát trừu tượng. Hóa học giúp học sinh hiểu biết được các hiện tượng tự nhiên của xã hội, hiểu được cấu tạo của những vật vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. Giải thích được vì sao lại nói các vật trên thế giới đều do nguyên tử cấu tạo nên, chất nào giúp con người duy trì sự sống.

Do đó để nâng cao chất lượng đào tạo cần quan tâm sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu đối với đào tạo THPT như việc thiết kế giáo án điện tử, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng vào dạy học hóa học. Quản lý việc sử dụng công nghệ thông tin với những bài có thí nghiệm khó, thí nghiệm độc hại thì giáo viên sử dụng các thí nghiệm ảo trình chiếu trên giáo án điện tử để học sinh dễ theo dõi. Đôn đốc nhắc nhở giáo viên sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu những bài về điều chế các chất hay các quy trình sản xuất các hợp chất mà thay cho các hình vẽ trong sách giáo khoa, đó là việc rất cần thiết cho giáo viên bộ môn hóa học.

Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy : Quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng phân phối chương trình của bộ Giáo dục và theo đúng lịch từ đầu năm học. Quản lý giờ lên lớp và vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện trong dạy học hóa học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo đường hướng lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Dành nhiều thời gian cho luyện giải các dạng bài tập ở học sinh khối lớp 11, 12, chuyên ban A. Tích cực vận dụng thực hành xen lẫn với giảng lý thuyết để học sinh hiểu bài ngay tại lớp. Quản lý chắc việc giảng dạy chương trình trên lớp để tránh hiện tượng giáo viên trên lớp dạy không hết kiến thức để bắt buộc học sinh phải theo học thêm ở nhà giáo viên đó.

Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học sinh : để việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt mục đích, cần xác định trình độ hóa học của học sinh so với mục tiêu đề ra ; xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với học sinh hay không để có kế hoạch điều

phục; điều chỉnh cách dạy của giáo viên cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

1.4.1.2. Yêu cầu trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông

Đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông cần nắm được những quy trình đổi mới các phương pháp dạy và học. Đặc biệt cán bộ quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường Ban giám hiệu cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên và cũng cần biết hướng dẫn giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy và học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại. Chương trình môn hóa học trung học phổ thông được xây dựng theo những quan điểm sau:

1: Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn hóa học trường THPT.

2: Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản tối thiểu và thực tiễn trên cơ sở hệ thống kiến thức của khoa học hóa học tương đối hiện đại.

3: Đảm bảo tính đặc thù của môn hóa học.

- Coi trọng nội dung thực hành, thí nghiệm hóa học. Chúng được coi là cơ sở để xây dựng kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

4: Đảm bảo sự định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa:

- Giáo viên là người thiết kế, tổ chức các hoạt động, học sinh tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

- Giáo viên và học sinh tích cực sử dụng có hiệu quả những phương tiện dạy học trong các loại hình bài học.

5: Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả của học sinh: - Xác định mức độ, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng học tập của học sinh ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

- Khả năng giải các loại hình bài tập chắc nghiệm, tự luận với những nội dung phong phú.

- Trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó vừa sức.

6: Đảm bảo sự kế thừa những thành tựu dạy và học hóa học trong nước và thế giới.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của trương trình hóa học cải cách, chương trình hóa học chuyên ban.

-Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hóa học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

7: Bảo đảm tính phân hóa của chương trình hóa học phổ thông

Đáp ứng nguyện vọng và năng lực học sinh, có các loại chương trình sau Chương trình hóa học cơ bản.

Chương trình hóa học nâng cao. Chương trình tự chọn nâng cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 34)