Biện pháp 6: Chỉ đạo việc tăng cường thí nghiệm thực hành trong dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 91)

dạy học môn hoá học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục, hình thành thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh trên cơ sở đó tạo cho các em có tính cần cù, chịu khó, cẩn thận, tự giác học tập.

Từng bước giúp học sinh có phương pháp học tập phù hợp với môn học hóa học. Phát huy và tuyển chọn những học sinh có năng khiếu, từ đó tổ chức bồi dưỡng những học sinh này thành cán sự bộ môn.

Giúp GV bộ môn có kế hoạch làm bài thực hành phù hợp, kết hợp việc dạy thực hành với lý thuyết. GV biết sử dụng các thí nghiệm ảo bằng hình ảnh thay cho việc phải làm thực hành trực tiếp với các thí nghiệm độc hại.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn cho GV thống kê các tiết dạy thực hành, các tiết lý thuyết có dạy kèm thực hành và liệt kê các thí nghiệm độc hại. Sau đó tổ trưởng lên lịch và kế hoạch để nhân viên phòng thí nghiệm có sự chuẩn bị chu đáo cho GV giảng dạy.

Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất, đảm bảo an toàn, chính xác và thành công.

Hiệu trưởng có kế hoạch đầu tư mua sắm dụng cụ hóa chất đầu năm, và lên kế hoạch kiểm tra dự giờ.

Tổ trưởng lên lịch làm thực hành cho các GV trong tổ ở trong mỗi kỳ.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn phân công GV sắp xếp từng loại hóa chất theo nhóm các loại hợp chất vô cơ, các loại hợp chất hữu cơ.

Tổ trưởng chuyên môn phân công GV pha hóa chất và để sẵn vào các khay. Mỗi bài thực hành khó GV phân công nhau đến trường để làm thử trước và chuẩn bị chu đáo cho các tiết học.

Hiệu trưởng thường xuyên động viên khích lệ GV chịu khó cho học sinh làm thực hành, bởi tiếp xúc với hóa chất là rất độc hại.

Những thí nghiệm độc hại quá GV dùng thí nghiệm ảo nghĩa là chiếu qua máy chiếu chứ không làm trực tiếp.

Ở trường chỉ có duy nhất một phòng thực hành nên GV phải báo cáo tiết thực hành sớm với tổ trưởng để tránh hiện tượng các lớp bị trùng nhau.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

BGH nhà trường quán triệt với GV về việc chủ động đăng ký sử dụng phòng thí nghiệm. GV có kế hoạch hướng dẫn HS thực hành thí nghiệm, HS phải thực hiện đầy đủ. nghiêm túc nội quy phòng thí nghiệm. HS nắm được quy trình của bài thực hành. HS phải thuộc các thao tác khi làm thực hành thí nghiệm. GV môn hoá phải hướng dẫn học sinh cách thu khí độc hay xử lý các sản phẩm độc hại khi có sự cố xảy ra trong quá trình làm thực hành thí nghiệm.

3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm môn hoá học.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Trắc nghiệm khách quan có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh, đặc biệt là rèn năng lực tư duy linh hoạt, nhanh nhạy sắc bén. Trắc nghiệm khách quan giúp GV và học sinh đánh giá kết quả dạy học một cách nhanh chóng để có kế hoạch điều chỉnh và cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học.

Để giúp học sinh trả lời nhanh các bài tập khó, có gợi ý cách trả lời ở phần đáp án, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận bài toán hóa học mà không phải lo ngại.

Đáp ứng nhu cầu của học sinh chuẩn bị ôn luyện thi tốt nghiệp phổ thông trung học, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV nêu những nội dung trọng yếu nhất giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học một cách hệ thống. Bên cạnh những kiến thức căn bản GV còn bổ sung vào những lưu ý, bài tập áp dụng, luyện tập các dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải chúng. GV phải nhắc nhở học sinh là tất cả các bài tập trong chương trình giảng dạy chính khóa của nhà trường các em phải tự làm trước khi xem phần hướng dẫn.

Hiệu trưởng chỉ rõ cho GV là nêu cụ thể từng phương pháp giải toán trắc nghiệm cho từng khối lớp để học sinh nắm được từng phần rõ ràng.

Tùy vào từng đối tượng học sinh mà áp dụng các phương pháp trắc nghiệm khác nhau.

Yêu cầu với các dạng bài trắc nghiệm phải đưa ra với 3 mức độ khác nhau: Mức 1 là: Học sinh hiểu, Mức 2 là: Học sinh biết, Mức 3 là: Học sinh làm bài tập vận dụng.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

Nhà trường phân rõ từng đối tượng học sinh theo lớp học để bố trí GV dạy hợp lý. Với các lớp học chuyên sâu BGH sẽ bố trí cho học sinh học thêm các buổi chuyên đề vào 1 hoặc 2 buổi chiều trong tuần.

Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm phân công GV hợp lý theo trình độ chuyên môn của từng người và theo nguyện vọng của GV trong tổ.

Tổ trưởng chuyên môn sẽ đưa ra lịch và nội dung các buổi sinh hoạt chuyên đề hàng tháng nhằm giúp GV trong tổ có định hướng dạy các dạng bài dạy phù hợp với học sinh của mình.

Hiệu trưởng lên lịch kiểm tra khảo sát của từng khối học để GV có sự chuẩn bị ra đề kiểm tra phù hợp và kịp tiến độ.

Hiệu trưởng nắm kết quả khảo sát của học sinh để điều chỉnh chương trình dạy hợp lý cho GV và có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp hơn với từng đối

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

HS nắm được các dạng bài tập và cách làm của từng dạng bài. GV hướng dẫn HS cách loại đáp án trong khi làm bài tập trắc nghiệm.

Tổ trưởng tổ hoá phải có kế hoạch giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.

Trên đây là một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn hoá học ở trường THPT ở huyện Mê Linh, Hà Nội. Các biện pháp mà tác giả đưa ra có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia hỗ trợ, thúc đẩy lần nhau trong hệ thống tổng thể của nhà trường. Vì vậy, để thực hiện tốt việc quản lý đổi mới PPDH môn hoá học trong nhà trường phổ thông thì cần thực hiện hài hòa, đồng bộ các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)