Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 69)

của học sinh

Qua điều tra cho thấy Hiệu trưởng phổ biến đến GV các văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm xếp loại học sinh và kiểm tra sổ điểm, học bạ được thực hiện thường xuyên và khá tốt, đặc biệt các GV trẻ mới giảng dạy được hướng dẫn và yêu cầu thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên việc kiểm tra đột xuất ở các tổ bộ môn hầu như được thực hiện rất ít. Trong thực tế, kiểm tra định kỳ không phản ánh hết được ánh ý thức trách nhiệm của người GV. Có GV gần hết học kỳ mà vẫn chưa hoàn thành số lần điểm mỗi học sinh cần phải có trong một học kỳ, khi đến cuối học mới kiểm tra dồn dập học sinh làm cho các em lúng túng căng thẳng, thậm chí còn ảnh hưởng đến bài kiểm tra.

100% cán bộ quản lý cho rằng việc quy định thời điểm kiểm tra các môn trong học kỳ và cả năm là cần thiết, đây cũng là yêu cầu bắt buộc trong quy chế chuyên môn. Việc theo dõi chấm bài cho học sinh, trả bài cho học sinh đúng quy chế cũng được coi là cần thiết. Tuy nhiên kết quả thực hiện ở hai mặt này còn có những hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ GV cho là thực hiện chưa tốt còn cao. Lý do chủ yếu dẫn đến kết quả trên là biện pháp quản lý của Hiệu trưởng và cán bộ quản lý chưa chặt chẽ. Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều GV chấm bài học sinh còn mang nặng cảm tính, chấm bài chỉ có điểm số mà không có sửa chữa, lời phê từng bài cho học sinh. Thậm chí có nhiều GV không trả bài đúng hạn, có GV cuối kỳ mới trả bài cho học sinh. Những vấn đề này nếu được các GV nghiêm túc thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy động cơ và thái độ học tập của học sinh, thông qua kết quả bài kiểm tra, học sinh tự đánh giá được mức độ nỗ lực cố gắng học tập của mình, từ đó mà rút

2.4.8. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh

Biên chế lớp một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đồng đều giữa các lớp. Phân công GV chủ nhiệm lớp phù hợp với năng lực của GV, đó là những GV có năng lực, chuyên môn cao, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tập thể. Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng nề nếp, các quy định cụ thể và kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp, cán bộ lớp phải là học sinh có học lực khá, có năng lực tổ chức nhiệt tình, nhanh nhẹn tháo vát. Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm học để nhà trường, GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, thông qua họp phụ huynh nhà trường và GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh của lớp trong năm học.

Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp đầu năm học cho học sinh của lớp mình học tập các nội quy, quy định của nhà trường và đoàn thể, các quy định của lớp, đồng thời cho học sinh học tập nhiệm vụ của người học sinh THPT, tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức và văn hóa do Bộ GD& ĐT ban hành.

Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, trong kế hoạch thể hiện được thời gian thực hiện công tác này, dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo cho học sinh kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên qua kết quả điều tra, nhà trường chưa thực hiện triệt để nội dung quản lý này, Hiệu trưởng mới chỉ quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo học sinh yếu kém.

Thông qua sổ liên lạc GV chủ nhiệm thông báo cho cha mẹ HS tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời qua cha mẹ HS, GV chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học tập ở nhà trường của học sinh, để từ đó có biện pháp uấn nắn kịp thời và thống nhất với cha mẹ HS trong việc quản lý

nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của học sinh theo kế hoạch của nhà trường, song vẫn còn một số hạn chế: Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. GV chủ nhiệm chưa duy trì thường xuyên việc thông báo tình hình học tập của học sinh qua sổ liên lạc. Sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của học sinh chưa đồng bộ. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện, mới chỉ quan tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi.

Bảng 2.9: Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh

TT Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm 1 Chỉ đạo GVCN xây dựng nền nếp, kiện

toàn cơ cấu tổ chức lớp 98% 2% 0% 82% 18% 0%

2 Giáo dục ý thức, động cơ thái độ và

phương pháp học tập cho HS 51% 49% 0% 52% 48% 0% 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nền

nếp học tập trên lớp, nền nếp tụ học cho HS 87% 13% 0% 53 47% 0%

4

Chỉ đạo, tổ chức họp cha mẹ HS đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống nhất hình thức giáo dục

87% 13% 0% 53% 37% 10%

5

Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên trong quản lý hoạt động học của HS

60% 40% 0% 33% 50% 17% Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS

Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy, đa số CBQL, GV trong Trường THPT Mê Linh đã triển khai tốt việc quản lý các hoạt động học của HS. Cụ thể: Vấn đề biên chế lớp học được thực hiện hợp lý, khoa học và đồng đều giữa các lớp. Phân công GVCN lớp phù hợp với năng lực GV, đó là những GV tâm huyết, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có khả năng chỉ đạo các hoạt động tập thể. Nhà trường đã chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nền nếp, kiện toàn tổ chức lớp học. Chỉ đạo học phụ huynh đầu năm để thông báo kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học tới phụ huynh học sinh, đồng thới thống nhất hình thức giáo dục học sinh của lớp, trường trong năm học.

Về lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, các nhà trường đều có kế hoạch thực hiện nội dung này: Dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo kế hoạch tới HS. Tuy nhiên, qua điều tra tác giả nhận thấy các trường chưa thực hiện triệt để nội dung này, đa số các Hiệu trưởng chỉ quan tâm tới công tác bồi dưỡng HS giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo HS yếu kém.

Về vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục HS, các trường đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra nắm bắt thông tin về học sinh, gia đình HS để có biện pháp quản lý HS hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)