trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về ĐHGT trong quan hệ ứng xử cho SV
Quá trình giáo dục giá trị trong quan hệ ứng xử cần giúp SV nhận thức, hiểu ý nghĩa của các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác trong trong cộng đồng, nhóm, tập thể và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng xét về phương diện nhận thức, nó chi phối đến toàn bộ hoạt động sống, hoạt động nghề nghiệp của cá nhân và qui định xu hướng của nhân cách. Giáo dục định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử cần giúp SV tiếp cận đến hệ thống các giá trị trong quan hệ ứng xử khác nhau của nhân loại, của xã hội, dân tộc, thời đại….Trên cơ sở tiếp cận đến hệ thống giá trị khác nhau, quá trình này cần thiết phải định hướng giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của giá trị, từ đó mỗi cá nhân đánh giá, lựa chọn được những giá trị phù hợp với bản thân, phù hợp với mục tiêu mong đợi của xã hội.
2. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống cho SV
Để SV hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng của các giá trị trong quan hệ ứng xử cũng như tăng cường hành động để chiếm lĩnh những giá trị đó thì trước hết cần phải giáo dục giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc, của nhân loại để các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước; khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong thanh thiếu niên qua các buổi toạ đàm, sinh
hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về giá trị và ĐHGT trong quan hệ ứng xử
Giáo dục về giá trị và ĐHGT trong quan hệ ứng xử để hình thành ở SV thái độ tích cực với các giá trị trong quan hệ ứng xử bằng cách GV đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục những giá trị văn hóa ứng xử, truyền thống của dân tộc, của địa phương trong mỗi giờ học của mình, cũng như chủ động tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm, để SV biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp. Đồng thời, SV có thái độ tích cực trong các mối quan hệ ứng xử với người khác, biết đánh giá đúng vai trò, vị trí và lựa chọn phương thức ứng xử phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội.
4. Hình thành ở SV cách thức ứng xử phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo
đức xã hội
Bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện để SV được tham gia vào các khoá học về kỹ năng giao tiếp ứng xử, các buổi hội thảo và thuyết trình, các cuộc thi, hội diễn trong và ngoài trường. Sự tích cực tham gia vào các hoạt động do trường tổ chức và cả các hoạt động xã hội, hoạt động lao động, nghề nghiệp, hoạt động văn hóa khác… sẽ giúp sinh viên hiểu hơn ý nghĩa của mỗi việc làm và giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác được xác định ngày càng củng cố bền vững.
5. Nâng cao tính tích cực hoạt động nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử
Thông qua việc tổ chức các hoạt động của Đoàn TNCS và Hội SV với những hình thức phong phú hấp dẫn lôi cuốn sự tham gia tích cực của sinh viên, qua đó góp phần bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh có văn hóa, những hiểu biết về ĐHGT trong quan hệ ứng xử với người khác cho SV.
Đặc thù của trường ĐHSPKT Hưng Yên là nằm ở vùng nông thôn, môi trường giao tiếp của SV có nhiều hạn chế. Đoàn trường cần phát huy tính chủ động và tích cực trong giao tiếp ứng xử của SV bằng cách tổ chức các buổi nói chuyện, diễn đàn,
giao lưu văn nghệ, các hội thi về văn hóa ứng xử giữa các khoa trong trường và giao lưu với các trường khác, nhằm thu hút đông đảo đoàn viên tham gia và được thể hiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của mình. Từ đó sẽ giúp SV hình thành ĐHGT đúng đắn trong quan hệ ứng xử với người khác phù hợp với giá trị của tập thể, của xã hội.
6. Rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử cho SV
Qua đó giúp SV hiểu hơn về ý nghĩa của các giá trị trong quan hệ ứng xử. Giảng viên dạy môn Giao tiếp nên đưa vào nhiều hơn những tình huống ứng xử trong cuộc sống sau đó phân tích những cách ứng xử hợp lý cũng như những giá trị trong các quan hệ ứng xử của con người. Để SV được thực hành xử lý các tình huống giao tiếp, qua đó học được cách ứng xử phù hợp với những giá trị đã đặt ra trong mỗi quan hệ ứng xử với những người xung quanh.
Đồng thời mỗi sinh viên phải tự ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống, xây dựng văn hoá ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình. Trước hết trong quan hệ giao tiếp, làm việc (học tập, nghiên cứu) với thầy cô giáo phải thể hiện được thái độ, lời nói, hành động lễ phép, tôn trọng thầy cô.
Tiểu kết chương 3
Các giá trị trong quan hệ ứng xử được SV đánh giá cao sự cần thiết của một số giá trị là “Yêu thương, kính trọng cha mẹ” (ĐTB = 3.6); “Hiếu thảo với cha mẹ” (ĐTB = 3.5); “Kính trọng thầy/cô giáo” (ĐTB = 3.5); Chính sự nhận thức đúng đắn này sẽ giúp SV tích cực hơn trong hoạt động giao tiếp ứng xử và hoạt động chiếm lĩnh những giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác.
SV có thái độ đồng tình ở mức độ cao với các giá trị: “Yêu thương, kính trọng cha mẹ” (ĐTB = 3.7); “Chân thành, trung thực trong quan hệ với bạn bè” (ĐTB = 3.6). “Cảm thông chia sẻ khó khăn, vất vả với cha mẹ” (ĐTB = 3.5); “Hoà thuận nhường nhịn anh chị em” (ĐTB = 3.5); “Kính trọng các thây/cô giáo” (ĐTB = 3.5); “Quan hệ tốt với bạn bè” (ĐTB =3.5).
Trong mặt biểu hiện qua hành động, có một số hành động thực hiện ở mức độ cao là “Yêu thương, kính trọng cha mẹ” (ĐTB = 3.7); “Hiếu thảo với cha mẹ”, “Chân thành, trung thực trong tình bạn”, “Tôn trọng các cán bộ phòng ban” đều có ĐTB = 3.5; Còn lại mức độ thực hiện các hành động được thực hiện ở mức độ trung bình như: “Hoà thuận, nhường nhịn anh chị em”; “Kính trọng thầy/cô giáo”; “Quan hệ tốt với bạn bè”; “Cư xử lễ phép với các cán bộ phòng ban”
Trong các mối quan hệ với người khác, SV có mức độ hài lòng và thoả mãn cao trong quan hệ với cha mẹ, anh chị em, với bạn bè. Theo đa số SV thì đây là những mối quan hệ gần gũi nhất với họ, luôn có sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống thông qua quá trình giao tiếp ứng xử của SV.
Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, cho thấy nhóm yếu tố thuộc về Nhà trường được SV đánh giá mức độ ảnh hưởng cao nhất, tiếp theo là nhóm yếu tố thuộc về gia đình, bạn bè, xã hội và yếu tố thuộc về bản thân SV được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến ĐHGT trong quan hệ ứng xử của SV.
So sánh giữa giới tính và ĐHGT biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động không có sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ. Giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư thì có sự khác biệt về ĐHGT biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định hướng giá trị, chúng tôi rút ra một số kết như sau:
Về phương diện lý luận
ĐHGT là quá trình xác định và lựa chọn của con người đối với các giá trị tồn tại trong xã hội, được biểu hiện ở sự nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của các giá trị đó đối với bản thân, ở thái độ của con người và sự điều chỉnh, thúc đẩy hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.
Định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên là quá trình xác định và lựa chọn các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác, trở thành mục đích, động lực thúc đẩy hoạt động chiếm lĩnh mục đích đó.
ĐHGT trong QHƯX được biểu hiện trên ba mặt: Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của các giá trị trong quan hệ ứng xử; thái độ của SV đối với các giá trị và hành động của SV nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.
Về phương diện thực tiễn
Từ kết quả khảo sát cho thấy ĐHGT trong quan hệ ứng xử của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên ở mức độ trung bình, như vậy giả thuyết chúng tôi đưa ra được khẳng định.
ĐHGT biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động có tổng điểm đánh giá ở mức độ trung bình. SV nhận thức được sự cần thiết của một số giá trị trong quan hệ ứng xử. Một số giá trị SV có thái độ đồng tình cao là những giá trị mang tính truyền thống của dân tộc, nó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của con người. Chính vì vậy mà có một số hành động SV thực hiện ở mức độ cao, còn đa số những hành động SV thực hiện ở mức độ trung bình.
Trong quan hệ ứng xử với người khác SV bên cạnh việc hướng tới những giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam như: Yêu thương, kính trọng cha mẹ, Hiếu thảo với cha mẹ, Hoà thuận, nhường nhịn anh chị em, Quan hệ tốt với bạn bè, Chân thành, trung thực trong tình bạn, Kính trọng thầy/cô giáo, Tôn trọng các
cán bộ phòng ban. Coi trọng việc: Cha mẹ để đức cho con hơn để của, Giữ gìn uy tín là điều cần thiết, Đề cao những người sẵn sàng hi sinh vì người khác. Thì trong quan hệ ứng xử với người khác SV còn có xu hướng đề cao giá trị vật chất, mang tính thực dụng như: Có tiền là có tất cả; Chỉ giúp đỡ và quan hệ với những người giúp đỡ mình. SV không còn đánh giá cao những giá trị như: Sẵn sàng giúp đỡ các thầy/cô giáo, Uống nước nhớ nguồn, Biết yêu thương và luôn giúp đỡ bạn bè.
So sánh giữa giới tính và ĐHGT biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động không có sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ. Giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư thì có sự khác biệt về ĐHGT biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động. Ba mặt biểu hiện của ĐHGT trong quan hệ ứng xử của SV là nhận thức, thái độ và hành động có mối tương quan thuận với nhau. Giữa ba mặt biểu hiện này mức độ tương quan không đồng đều, giữa nhận thức và hành động có tương quan chặt, giữa nhận thức và thái độ, giữa thái độ và hành động có tương quan không chặt.
Qua bài tập tình huống cho thấy đa số các TH được SV ứng xử chỉ đạt điểm ở mức độ trung bình, SV lựa chọn các phương án ứng xử chưa phù hợp với các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác.
Đa số SV đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cha mẹ và GV, điều đó để thấy được vai trò quan trọng của cha mẹ và GV trong việc giáo dục ĐHGT trong quan hệ ứng xử cho SV. Những yếu tố thuộc về bản thân SV, được đánh giá ở mức độ thấp hơn. Như vậy giả thuyết chúng tôi đưa ra được khẳng định, những yếu tố khách quan có ảnh hưởng quyết định đến ĐHGT trong QHƯX của SV.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra được một số biện pháp Tâm lý – giáo dục sau: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về ĐHGT trong quan hệ ứng xử cho SV; Tăng cường công tác giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống cho SV; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về giá trị và ĐHGT trong quan hệ ứng xử ; Hình thành ở SV cách thức ứng xử phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội; Nâng cao tính tích cực hoạt động nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử; Rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử cho SV.
2. Kiến nghị
Đối với Nhà trường
Thứ nhất, Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyên
truyền, giáo dục về ý nghĩa và tầm quan trọng của ĐHGT trong quan hệ ứng xử để SV hiểu việc xác định được giá trị trong QHƯX từ đó sẽ giúp SV giao tiếp và ứng xử hiệu quả hơn, phù hợp với giá trị, chuẩn mực chung của xã hội, điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập ở trường ĐH mà còn có ý nghĩa với hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Thứ hai, các Khoa phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn, sâu sát hơn đối với SV
khoa mình. Hàng tuần, hàng tháng phải có sự tổng kết, đánh giá văn hoá ứng xử của SV trong khoa và đưa vấn đề này vào trong Báo cáo đánh giá hàng tháng để thông báo trước các cuộc họp chi bộ, họp khoa, đồng thời có biện pháp xử lý, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực ứng xử của SV với cán bộ, GV.
Thứ ba, Nhà trường cần bổ sung thêm nhiều đầu sách, báo, tạp chí viết về văn
hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, giá trị truyền thống, nhân văn…để SV được mượn và có phòng đọc sách riêng. Đồng thời nên tăng cường đầu tư các phòng máy tính để SV có thể dễ dàng truy cập mạng internet, phục vụ cho học tập cũng như nâng cao hiểu biết về kỹ năng giao tiếp ứng xử, giá trị trong quan hệ ứng xử.
Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cấp trường và cấp liên chi đoàn phải đưa vấn đề giáo dục ĐHGT trong QHƯX vào trong các nội dung hoạt động và sinh hoạt hàng tháng. Và phải thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện, những diễn đàn, câu lạc bộ về vấn đề này hay lồng ghép vào các cuộc thi, các hội diễn văn hoá văn nghệ hay sinh hoạt truyền thống.
Đoàn trường cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục cho SV nhận thức được ý nghĩa của các giá trị trong QHƯX với các đối tượng khác nhau, để từ đó SV chủ động trong việc lựa chọn và hành động phù hợp với những giá trị của bản thân giúp đạt hiệu quả hơn trong giao tiếp ứng xử với những người xung quanh.
Các GV đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để sinh viên noi theo. Nhân cách, đạo đức và ĐHGT trong quan hệ ứng xử của GV có ảnh hưởng lớn đến SV. SV sẽ học tập và làm theo cách giao tiếp ứng xử của GV với họ và ứng xử giữa GV với nhau.
Trong mỗi giờ học, các thầy cô giáo cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy làm tăng tính hấp dẫn của bài học nhằm khơi gợi và tạo hứng thú cho SV muốn được bày tỏ quan điểm của cá nhân, được trao đổi ý kiến, trò chuyện và giao lưu với thầy cô, bạn bè.
Đối với gia đình
Gia đình cần có sự quan tâm đúng mực, tạo cho con em mình môi trường sống lành mạnh cả về tâm hồn lẫn thể chất, xây dựng cho SV một ý thức sống có văn hóa, có kỹ năng giao tiếp ứng xử và hình thành ĐHGT đúng đắn trong quan hệ ứng xử.
Gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động đoàn thể ở lớp, trường và ở ngoài xã hội để nâng cao được kỹ năng ứng xử và nhận thức về ĐHGT trong QHƯX cho SV.
Gia đình cần phải quan tâm và uốn nắn, điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ,