Hành động của sinh viên nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 79)

bởi vì SV năm thứ nhất nhận thức được sự cần thiết và có thái độ tích cực với các giá trị trong quan hệ ứng xử so với SV năm thứ tư.

Phỏng vấn thầy N.V.L Bí thư Đoàn trường, thầy cho biết: “Tôi thấy SV năm

thứ nhất trong giao tiếp ứng xử có thái độ và biểu hiện hành động tích cực. Các em tự giác tham gia các hoạt động Đoàn, tích cực tham gia các buổi Hội thảo, các Hội thi văn nghệ…Tuy kinh nghiệm còn chưa nhiều, song trong ứng xử với thầy cô các em luôn thể hiện sự tôn trọng, tích cực và cầu thị, các em vẫn giữ được những giá trị truyền thống nhân văn trong quan hệ ứng xử với người khác”.

3.1.3.2. Hành động của sinh viên nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác với người khác

Để tìm hiểu các mức độ thực hiện hành động của SV nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra và thu được kết quả như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 ĐTB 3.1 2.9 3.4 3.1 2.9 2.8 3.6 3.4 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 ĐTB

Biểu đồ 3.8: Mức độ thực hiện các hành động của sinh viên nhằm chiếm lĩnh các giá trị trong quan hệ ứng xử với người khác

Chú giải:

1. Đọc sách báo, tài liệu có kiến thức về ứng xử và giá trị ứng xử; 2. Hỏi ý kiến giảng viên về giá trị trong quan hệ ứng xử;

3. Tích cực giao tiếp ứng xử với người xung quanh;

4. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hội trường tổ chức;

5. Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, chuyên đề về giao tiếp ứng xử, các giá trị cuộc sống;

6. Tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng; 7. Lắng nghe ý kiến của cha mẹ về ứng xử và giá trị ứng xử;

8. Tìm hiểu các kiến thức về ứng xử và giá trị ứng xử từ các chương trình truyền hình, internet…

Kết quả cho thấy mức độ thực hiện hành động cao nhất là “Lắng nghe ý kiến của cha mẹ về ứng xử và giá trị ứng xử” có ĐTB = 3.6. Điều này cho thấy cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho SV. Cha mẹ là người gần gũi và hiểu con em mình, thường xuyên giáo dục con em mình những điều hay lẽ phải, biết cách đối nhân xử thế cho phù hợp với chuẩn mực, quy định của xã hội.

Mức độ thực hiện hành động “Tích cực giao tiếp ứng xử với người xung quanh” và “Tìm hiểu các kiến thức về ứng xử và giá trị ứng xử từ các chương trình truyền hình, internet…” có ĐTB đều bằng 3.4. Hoạt động giao tiếp với những người xung quanh sẽ giúp SV học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và khả năng giải quyết các tình huống ứng xử. Việc SV thường xuyên tham gia hoạt động giao tiếp ứng xử với người xung quanh sẽ giúp SV tiếp thu được những hiểu biết, những chuẩn mực đạo đức, những giá trị trong quan hệ ứng xử. Bên cạnh việc lắng nghe ý kiến của cha mẹ, những người thân trong gia đình về cách giao tiếp ứng xử thì nhiều bạn SV đã chọn cho mình một kênh thông tin tiện ích phù hợp với tính cách và sở thích của các bạn trẻ đó chính là truy cập mạng internet. Chính vì vậy mà việc “Đọc sách báo, tài liệu có kiến thức về ứng xử và giá trị ứng xử” mức độ thực hiện hành động này có ĐTB thấp hơn (ĐTB = 3.1).

“Tích cực tham gia hoạt động phong trào Đoàn, Hội tổ chức” (ĐTB = 3.1). Việc SV tích cực tham gia hoạt động phòng trào do Đoàn, Hội tổ chức cũng là cơ hội rất tốt để nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử của bản thân.

“Hỏi ý kiến giảng viên về giá trị trong quan hệ ứng xử” và “Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, chuyên đề về giao tiếp ứng xử” có cùng điểm trung bình (ĐTB = 2.9). Điều này cho thấy khi gặp những tình huống khó khăn trong giao tiếp cũng như muốn được tư vấn về những vấn đề trong cuộc sống, trong cách ứng xử thì cha mẹ là người mà SV dễ dàng bày tỏ hơn là với các giảng viên. Đối với SV thì thầy/cô giáo vẫn có một khoảng cách nhất định mà cảm em cảm thấy ngại ngùng, rụt rè, mất tự tin khi giao tiếp với thầy/cô giáo.

Khi quan sát các bạn SV trong giờ học lý thuyết, chúng tôi thấy đa số các bạn SV không tích cực trong giao tiếp với giảng viên. Khi được GV đưa ra câu hỏi cho SV thì rất ít SV phát biểu, có những em ngồi trong giờ những hay nhìn ra ngoài, ít tập trung và khi được hỏi thì có những em không chịu đứng dậy trả lời.

Bạn L.H.T SV khoa Cơ Khí trả lời phỏng vấn: “Mỗi khi em cần được tư vấn

về kỹ năng giao tiếp ứng xử, cũng như tìm hiểu về các giá trị sống, giá trị trong quan hệ ứng xử thì em rất ít khi dám hỏi thầy/cô giáo mà em thường chia sẻ với bạn bè nhiều hơn. Em cảm thấy các thầy cô khó tính, khó gần gũi và em rất sợ nói điều gì đó khiến thầy cô không vừa lòng”.

“Tích cực tham gia giúp đỡ cộng đồng” có điểm trung bình thấp nhất (ĐTB = 2.8). Đối với SV bên cạnh việc học tập để trở thành kỹ sư, trở thành giáo viên kỹ thuật, thì việc tham gia vào những hoạt động phong trào, đặc biệt là hoạt động giúp đỡ cộng đồng là điều rất cần thiết. Nó không những hình thành những giá trị tốt đẹp ở SV mà còn giúp SV nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử của mình với những người xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn SV lại ít tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)