Quan niệm của sinh viên về mối quan hệ ứng xử giữa con người với con

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 54)

người trong xã hội hiện nay

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 205 sinh viên thuộc 3 khoa và kết quả thu về là 199 phiếu hợp lệ. Trong đó khoa SPKT có 60 phiếu, khoa CK có 69 phiếu, khoa CNTT có 70 phiếu. Nam là 102 phiếu, nữ là 97 phiếu. SV năm thứ nhất là 100 phiếu, SV năm thứ tư là 99 phiếu.

Để hiểu hơn về ĐHGT của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về quan niệm của SV trong mối quan hệ ứng xử với người khác. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Quan niệm của sinh viên về mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội hiện nay

TT Nội dung ĐTB Thứ

bậc

1 « Có tiền là có tất cả » 3.7 2

2 Làm điều thiện mà chắc chắn nhận được sự đền bù sẽ làm ngay

3.4 9

3 Người già cần được coi trọng 3.8 1

4 Cha mẹ để đức cho con hơn để của 3.5 6

5 Thờ cúng tổ tiên là điều nên được thực hiện đúng đắn và tự giác

3.7 2 6 Khi lấy vợ (chồng) không nên ở chung với cha mẹ 3.2 10 7 Xây dựng tốt mối quan hệ với người khác là điều kiện quan 3.0 14

trọng để phát triển bản thân

8 Đạo đức là cơ sở để tuyển chọn và đánh giá con người 3.1 12 9 Địa vị xã hội của con người được nhìn nhận qua sự giàu có và

mức độ chi tiêu

3.5 6 10 Việc giữ gìn uy tín là điều cần thiết 3.7 2 11 Cuộc sống bận rộn nên việc giao tiếp chỉ cần chào hỏi và trao

đổi trong phạm vi có liên quan đến công việc

3.5 6 12 Chỉ giúp đỡ và quan hệ với những người giúp đỡ mình 3.2 10 13 Chỉ người thường xuyên giúp đỡ về tiền bạc mới là người bạn

tốt

3.1 12 14 Đề cao những người sẵn sàng hy sinh vì người khác 3.6 5

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy quan niệm “Người già cần được coi trọng” được SV đánh giá với ĐTB cao nhất (ĐTB = 3.8). “Thờ cúng tổ tiên là điều nên được thực hiện đúng đắn và tự giác” (ĐTB = 3.7). Kết quả cho thấy SV đánh giá cao những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người già là những đã có cống hiến cho xã hội, cho gia đình, và đó là những người có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm sống để truyền lại cho thế hệ sau. Do vậy, việc tôn trọng, chăm sóc người già là trách nhiệm của thế hệ trẻ.

“Việc giữ gìn uy tín là điều cần thiết” được SV đánh giá với mức độ cao (ĐTB = 3.7). Truyền thống của người dân Việt Nam là coi trọng danh dự “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, trong thời đại hiện nay các bạn trẻ vẫn coi trọng việc giữ gìn uy tín của bản thân, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp mỗi SV hoàn thiện bản thân mình hơn.

Quan niệm “Có tiền là có tất cả” (ĐTB =3.7). Trong thời đại của sự phát triển nhanh chóng kinh tế, con người sống trong xã hội hiện đại, tiền sẽ giúp cho chúng ta thỏa mãn những nhu cầu của mình. Đặc biệt đối với SV những con người đi đầu trong xu thế tiêu dùng, luôn thích cái mới lạ, hiện đại thì điều này là rất quan trọng. Tuy nhiên quan niệm có tiền là có tất cả xét ở một khía cạnh khác, nó chứng tỏ SV có sự suy nghĩ về cuộc sống hưởng thụ và coi trọng đồng tiền hơn. Chính vì

lẽ đó mà một số SV đánh giá quan niệm “Chỉ người thường xuyên giúp đỡ về tiền bạc mới là người bạn tốt” và “Cha mẹ để đức cho con hơn để của” là hoàn toàn đúng và đúng. Cũng chính vì vậy mà SV đã nhìn nhận đánh giá một con người ở góc độ giàu có và mức độ chi tiêu của người đó, quan niệm “Địa vị xã hội của con người được nhìn nhận qua sự giàu có và mức độ chi tiêu” được một số SV cho là hoàn toàn đúng và đúng.

Trong quan niệm “Làm điều thiện mà chắc chắn nhận được sự đền bù sẽ làm ngay” (ĐTB =3.4). Điều này cho thấy nhiều bạn SV đã bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, đề cao lợi nhuận, trong hành động luôn tính toán đến cái lợi mình sẽ đạt được. Do vậy, ngay cả trong việc làm việc thiện với các em cũng muốn nhận được sự đền bù.

Quan niệm “Khi lấy vợ (chồng) không nên ở chung với cha mẹ”, có ĐTB = 3.2. Xã hội hiện đại mỗi gia đình truyền thống dần có xu hướng tách thành những gia đình hạt nhân, gia đình có ít thế hệ chung sống. Sự chênh lệch về tuổi tác, khác biệt về thế hệ khiến không ít gia đình sống chung có nhiều mâu thuẫn, do vậy rất nhiều bạn trẻ hiện nay mong muốn được sống riêng, sống tự lập và đó cũng là cơ hội để họ để khẳng định bản thân.

Quan niệm có ĐTB thấp nhất bằng 3.0 là “Xây dựng tốt mối quan hệ với người khác là điều kiện quan trọng để phát triển bản thân”. Điều này cho thấy đa số SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc có các mối quan hệ xã hội tốt, chưa đánh giá cao vai trò của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, mà đây là một trong những kỹ năng mềm giúp cho hoạt động học tập của SV đạt hiệu quả và giúp cho SV thành công trong tương lai.

Bạn N.T.T ở khoa CNTT khi được phỏng vấn đã trả lời: “Với cuộc sống hiện

nay thì việc có tiền là điểu rất quan trọng vì có tiền chúng em có thể làm được nhiều việc, thực hiện được nhiều mơ ước của mình. Tuy nhiên với em thì việc cha mẹ sống mẫu mực đạo đức cho con cái được hưởng phước lành còn hơn là để lại cho con nhiều của cải. Và ở thời đại nào thì việc giữ gìn uy tín, giữ gìn danh dự của bản thân là điều rất quan trọng”

Như vậy, từ kết quả khảo sát trên có thể thấy được trong quan niệm của SV hiện nay về mối quan hệ giữa con người với con người, bên cạnh việc có những quan niệm đề cao giá trị vật chất còn mang tính thực dụng như “Có tiền là có tất cả” “Chỉ người thường xuyên giúp đỡ về tiền bạc mới là người bạn tốt”, “Chỉ giúp đỡ và quan hệ với những người giúp đỡ mình”, thì những quan niệm mang tính truyền thống của người Việt vẫn được các bạn SV đề cao như “Cha mẹ để đức cho con hơn để của”, “Việc giữ gìn uy tín là điều cần thiết”, “Đề cao những người sẵn sàng hi sinh vì người khác”.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị trong quan hệ ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)