2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích: Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ĐHGT trong QHƯX của SV, trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tham khảo, phân tích và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: các giáo trình, sách giáo khoa, các chuyên khảo, báo, các công trình nghiên cứu về vấn đề ĐHGT, về đặc trưng tâm – sinh lý của SV.
- Nội dung: Trên cơ sở đó hệ thống hoá lý luận của vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn.
Xây dựng hệ thống các khái niệm công cụ, phương pháp nghiên cứu cho việc tìm hiểu thực trạng ĐHGT trong QHƯX của SV.
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin về thực trạng, yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT trong QHƯX của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên.
Trong luận văn chúng tôi sử dụng loại bảng hỏi sau:
Phiếu trưng cầu ý kiến - Dành cho sinh viên [Phụ lục 1]
Chúng tôi đưa ra một bảng hỏi bao gồm 13 câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng ĐHGT của SV, cụ thể:
- ĐHGT của SV trong quan hệ ứng xử với người khác qua nhận thức; ĐHGT của SV trong quan hệ ứng xử với người khác qua thái độ; ĐHGT của SV trong quan hệ ứng xử với người khác qua hành động.
- Xác định yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến ĐHGT của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên.
Đối tượng được điều tra là: sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên.
Với nội dung khảo sát trên, bảng hỏi của chúng tôi được xây dựng với bố cục gồm 4 phần:
Phần 1: ĐHGT của SV trong QHƯX với người khác qua nhận thức: gồm câu 1, 2, 3; 8; thái độ: gồm câu 4, 5, 7; hành động: gồm câu 6, 11
Phần 2: Nguyên nhân và Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT trong QHƯX của SV. Gồm câu 9,10
Phần 3: Biện pháp giáo dục ĐHGT trong QHƯX cho SV. Gồm câu 12. Phần 4: Thông tin về cá nhân. Gồm câu 13.
Thang đánh giá:
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo 5 bậc (5 mức độ) trong đó mỗi mức độ tương ứng với một phương án trả lời để SV lựa chọn. Chúng tôi xây dựng thang đo với năm mức độ này là vì mục đích tạo thuận lợi cho việc trả lời của khách thể nghiên cứu.
Cách thức tính điểm cho từng câu hỏi theo mức độ:
“Hoàn toàn đúng”/ “Rất cần thiết”/ “Rất hài lòng”/ “Rất đồng tình”/“Rất thường xuyên”/ “Rất ảnh hưởng”/ “Rất quan trọng”: 5 điểm;
“Đúng”/ “Cần thiết”/ “Hài lòng”/ “Đồng tình”/ “Thường xuyên”/ “Ảnh hưởng”/ “Quan trọng”: 4 điểm;
“Đúng nhiều hơn sai”/ “Đồng tình hơn không đồng tình”/ “Thường xuyên hơn không thường xuyên”/”Hài lòng hơn không hài lòng”/“Bình thường”/ : 3 điểm;
“Sai nhiều hơn đúng”/ “Ít cần thiết”/ “Ít hài lòng”/ “Không đồng tình hơn đồng tình”/“Không thường xuyên”/ “Ít ảnh hưởng”/ “Ít quan trọng”; 2 điểm;
“Không đúng”/ “Không cần thiết”/ “Không hài lòng”/”Không đồng tình”/ “Không bao giờ”/ “Không ảnh hưởng”/ “Không quan trọng”: 1 điểm.
Điểm trung bình được phân loại như sau: a. X ≤ 1.8: Mức độ rất thấp b. 1.8 < X ≤ 2.6: Mức độ thấp c. 2.6 < X ≤ 3.4: Mức độ trung bình d. 3.4 < X ≤ 4.2: Mức độ cao e. 4.2 < X ≤ 5: Mức độ rất cao 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp này nhằm làm phong phú và lý giải những số liệu thu được từ bảng hỏi. Nội dung của phỏng vấn sâu được phác thảo theo một đề cương nêu rõ những ý chính cần đi sâu khai thác. Tuy nhiên, người phỏng vấn có thể linh hoạt hỏi theo mạch suy nghĩ của người được phỏng vấn nhằm hiểu rõ hơn, sâu hơn nội dung nghiên cứu và đặc biệt là các nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại.
Cụ thể chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn sâu: 15 SV thuộc 3 khoa; 3 nhà quản lý giáo dục; 7 GV giảng dạy ở các khoa; 2 cán bộ đoàn và 3 cha mẹ SV nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng ĐHGT trong QHƯX của SV. Cụ thể:
Phỏng vấn sâu SV trường ĐHSPKT Hưng Yên [Phụ lụ 3.1.] Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp trường [Phụ lục 3.2] Phỏng vấn sâu cán bộ đoàn trường [Phụ lục 3.3]
Phỏng vấn sâu giảng viên [Phụ lục 3.4] Phỏng vấn sâu phụ huynh [Phụ lục 3.5]
2.3.4. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Sử dùng phương pháp quan sát để hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi vì nó cung cấp thông tin trực tiếp về ĐHGT trong QHƯX của SV.
- Nội dung: Bằng việc quan sát hoạt động học tập thường ngày của SV, thái độ học tập, rèn luyện của SV trong quá trình học tập, qua các hoạt động ngoại khóa, thực hành môn học… chúng tôi thu thập thêm thông tin góp phần làm rõ hơn những biểu hiện của ĐHGT của SV trong QHƯX với người khác . Chúng tôi đã trình bày nội dung quan sát cụ thể trong Biên bản quan sát [Phụ lục 4].
Mục đích: Tìm hiểu khả năng giao tiếp ứng xử của SV, ĐHGT trong quan hệ ứng xử của SV thông qua viê ̣c giải quyết các tình huống giao tiếp của SV với người xung quanh.
Cấu trúc bài tập đo nghiệm gồm 3 phần nhằm đánh giá khả năng giao tiếp ứng xử thông qua việc giải quyết các tình huống giao tiếp.
Phần 1: Các tình huống giao tiếp ứng xử giữa SV với GV Phần 2: Các tình huống giao tiếp ứng xử giữa SV với SV
Phần 3: Các tình huống giao tiếp ứng xử giữa SV với cha mẹ, anh chị em trong gia đình
Phần 4: Các tình huống giao tiếp ứng xử giữa SV với cán bộ phòng ban trong nhà trường.
Nội dung cụ thể của bài tập đo nghiệm, chúng tôi trình bày ở phần Bài tập tình huống [Phụ lục 2].
Cách tính điểm: Mỗi tình huống giao tiếp ứng xử đưa ra đều có 4 phương án trả lời, mức độ điểm cho 4 phương án trả lời đó theo 4 mức độ điểm: 4 điểm: mức độ ứng xử cao nhất, 3 điểm: mức độ ứng xử cao, 2 điểm: mức độ ứng xử trung bình; 1: mức độ ứng xử thấp.
Điểm trung bình được phân loại như sau: a. X ≤ 1.75: Khả năng ứng xử ở mức độ thấp
b. 1.75 < X ≤ 2.5: Khả năng ứng xử ở mức trung bình c. 2.5 < X ≤ 3.25: Khả năng ứng xử ở mức độ cao d. 3.25 < X ≤ 4: Khả năng ứng xử ở mức độ rất cao
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Việc xử lý số liệu được thực hiện trên máy tính theo chương trình SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu đã thu thập được nhằm tìm hiểu những thông tin về đối tượng nghiên cứu, tính toán khác biệt thống kê nhằm định lượng và định tính kết quả nghiên cứu. Trong đề tài của chúng tôi, phần mềm này được sử dụng với mục đích và nội dung như sau:
Nhằm xác định mức độ ĐHGT trong QHƯX của SV trường ĐHSPKY Hưng Yên, các mặt biểu hiện của mức độ này; Xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến ĐHGT trong QHƯX của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên.
- Nội dung của xử lý số liệu bằng thống kê + Sử du ̣ng thống kê phân phối tần số, tần suất.
+ So sánh các giá tri ̣ trung bình.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã miêu tả về tiến trình và các phương pháp nghiên cứu được chúng tôi thực hiện để nghiên cứu về ĐHGT trong QHƯX của SV và các yếu tố ảnh hưởng. Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành cụ thể, khoa học, chi tiết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn khoa học.
Trên cơ sở lý thuyết, chúng tôi thiết kế thang đo ĐHGT trong quan hệ ứng xử được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ và hành động từ đó xác định mức độ ĐHGT trong quan hệ ứng xử.
Các số liệu thu được sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy và tương đối toàn diện về ĐHGT trong QHƯX của sinh viên.
Trong đề tài sử dụng một hệ thống phương pháp nghiên cứu làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng ĐHGT trong QHƯX của SV. Trong hệ thống phương pháp đó, điều tra bảng hỏi là phương pháp chủ yếu của đề tài. Chúng tôi đã xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho SV gồm 13 câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng ĐHGT trong QHƯX của SV biểu nhiện ở mặt nhận thức, thái độ và hành động.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi đã thiết kế 5 phiếu phỏng vấn sâu dành cho SV; GV; cán bộ quản lý cấp trường; cán bộ Đoàn và phụ huynh SV.
Với phương pháp quan sát chúng tôi đã thiết kế 3 biên bản quan sát SV trong phòng học lý thuyết và thực hành, trong giờ ra chơi, tại các phòng ban chức năng của Nhà trường. Ngoài ra trong đề tài chúng tôi còn sử dụng phương pháp bài tập đo nghiệm để qua đó tìm hiểu ĐHGT trong quan hệ ứng xử của SV.
Chƣơng 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN