Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội (Trang 67)

Năm 2012, mặc dù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song chi nhánh OCB Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong hoạt động thanh toán XNK

Trong bối cảnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm thì mảng dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán xuất – nhập khẩu và tài trợ thương mại đang được các ngân hàng thúc đẩy mạnh hơn.

Bốn tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 39,4 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ 2012; trong khi đó nhập khẩu cũng đạt gần 40,19 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây chỉ là những con số sơ lược cho thấy hoạt động xuất – nhập khẩu (XNK) của Việt Nam vẫn khá sôi động. Đi cùng với đó là diễn biến hoạt động thanh toán XNK của các ngân hàng cũng “tấp nập” theo.

Dịch vụ thanh toán quốc tế được các ngân hàng thực hiện hiện nay khá đa dạng, nhưng xung quanh hai hình thức chính: Một là tài trợ thương mại - hình thức này chủ yếu thanh toán bằng thư tín dụng (L/C); Hai là chuyển tiền, loại này không thông qua L/C. ngoài các NHTM Nhà nước, nhiều NHTMCP khác như: Eximbank; Sacombank; DongA Bank; VIB… và các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard Chatered, ANZ… cũng đẩy mạnh các dịch vụ liên quan đến thanh toán XNK và tài trợ thương mại, với hàng loạt các gói sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của DN XNK.

Nhóm DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Các DN này lại có nhiều quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài. Chính vì thế nếu như các NHTM trong nước không có các chính sách, giải pháp và bước đi phù hợp thì có thể thị phần sẽ bị cạnh tranh rất quyết liệt.

Như vậy có thể thấy, để duy trì và gia tăng thị phần trong mảng dịch vụ này, NHTMC OCB nói chung và OCB Hà Nội nói riêng ngoài việc cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà sẽ còn phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ bên ngoài.

Theo đó, đòi hỏi OCB Hà Nội sẽ phải dành những khoản đầu tư về nguồn lực nhất định cho hệ thống hạ tầng công nghệ, phát triển quan hệ đối tác, phát triển các sản phẩm, nghiệp vụ liên quan cũng như nâng cao khả năng quản lý, điều hành, quản trị rủi ro trong mảng dịch vụ này. Việc chú trọng tới các khách hàng FDI cũng là yếu tố quan trọng cần tính tới.

Thứ hai, Tác động của môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT là yếu tố đầu tiên cấu thành môi trường pháp lý của hoạt động TTQT. Điều này có nghĩa làhoạt động TTQT cũng chịu sự

điều chỉnh của pháp luật. Nói cách khác, khi tham gia vào hoạt động TTQT, các bên tham gia phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, ví dụ như quy định về vai trò và chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách về tỷ giá, về kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT; quy định về điều kiện để DN được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng, điều kiện để DN được mua ngoại tệ để chi trả tiền cho khách hàng nước ngoài, điều kiện để NH được cung cấp dịch vụ TTQT và chuyển tiền ra nước ngoài… Khác với hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán trong nước, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT phức tạp hơn vì nó không chỉ bao gồm luật của một nước mà bao gồm luật của ít nhất là hai nước (nước XK và nước NK), luật quốc tế (các hiệp định về thanh toán quốc tế có liên quan…) và các tập quán quốc tế hình thành và được thừa nhận rộng rãi trong thực tiễn của hoạt động TTQT.

Việt Nam không có một văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ, tuy nhiên tại các văn bản chuyên ngành như văn bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thừa nhận và áp dụng hoàn toàn UCP trong thanh toán quốc tế. Trong thời gian vừa qua, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế: Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Trọng tài thương mại, Luật Ngân hàng Nhà nước, Bộ luật Tố tụng Dân sự. Về cơ bản các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt nam phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn các quy định pháp luật trên chưa thật tập trung và bộc lộ một số bất cập dẫn đến những tranh chấp trong thương mại quốc tế ( đặc biệt là trong phương thức giao dịch chứng từ) ngày càng phát sinh nhiều. Tranh chấp phát sinh từ phía các ngân hàng, từ phía đối tác tham gia quan hệ kinh doanh thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm một số văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể về thực hiện L/C trong toàn hệ thống ngân hàng, về chiết khấu chứng từ. Các Ngân hàng thương mại trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế rất cần một đội ngũ cán bộ thanh toán viên giỏi ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, tác nghiệp theo một quy trình thanh toán L/C được quy định rõ ràng.

Thứ nhất, Phạm vi hoạt động của chi nhánh còn hạn chế

Chi nhánh chưa có sự độc lập cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Hội sở chính là nơi quản lý, kiểm soát. Bất cứ sự thay đổi trong chính sách nhân viên, chính sách khách hàng, về quy trình, quy định liên quan đều phải có sự đồng ý của Hội sở chính. Như vậy chi nhánh sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà lẽ ra chi nhánh đạt được.

Thứ hai, Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm nên thường giải quyết công việc một cách máy móc, theo quy trình, ít chịu tìm hiểu thực tế sâu hơn để giải quyết vấn đề vừa linh động vừa an toàn, tạo sự đồng cảm với khách hàng. Thậm chí hành động máy móc của họ gây thiệt hại cho khách hàng. Việc áp dụng quy trình một cách cứng ngắt làm khách hàng không hài lòng. Ví dụ, khách hàng làm thủ tục ký hậu vận đơn lập theo lệnh của chi nhánh, về cơ bản, hãng tàu/hãng hàng không giao hàng khi nhận được vận đơn gốc được ngân hàng ký hậu. Tuy nhiên, đối với một số khách hàng đặc biệt, hãng tàu/hãng hàng không chấp nhận vận đơn bản sao. Như vậy, nếu nhân viên từ chối ký hậu vận đơn bản sao theo đúng quy định ký hậu thì khách hàng sẽ chịu phí lưu kho, bảo quản hàng hóa… để chờ vận đơn gốc gởi về. Mặt bằng trình độ nhân viên hiện nay của chi nhánh là tốt nghiệp đại học. Nhân viên mới được tuyển vào chiếm đa số, kinh nghiệm làm việc tại chi nhánh chưa có.

Đây là vấn đề huấn luyện, đào tạo nhân sự để theo kịp trình độ lành nghề trên thế giới và trong khu vực theo văn hóa doanh nghiệp của OCB. Và luôn là mối quan tâm của bất cứ cơ sở sử dụng lao động nào để đảm bảo năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, tần suất nhân viên chi nhánh tham dự các lớp tập huấn rất khiêm tốn, chỉ có nhân viên nào có nhu cầu muốn đi học về nghiệp vụ liên quan mới được chi nhánh xem xét. Bên cạnh đó, do ít nhân viên nên việc cử tham dự các khóa học sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tại chi nhánh. Nhân viên được tuyển dụng vào với trình độ đại học, chuyên ngành liên quan , tuy nhiên có một bộ phận lớn không được đào tạo sâu về lĩnh vực thương mại quốc tế. Với tiêu chuẩn nay, nhân viên mới tuyển vào có nhiều ưu thế

hơn so với nhân viên đã gắn bó lâu dài với chi nhánh từ trước. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế họ còn nhiều thiếu sót. Thời gian đào tạo nội bộ cho một nhân viên mới là 4 tháng, như vậy là quá ít để có thể linh hoạt xử lý các tình huống.

Thứ ba, Thiếu sự phối hợp cao giữa các phòng ban trong thực hiện quy trình

Việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban: phòng quản lý tín dụng, phòng quan hệ khách hàng, phòng thanh toán quốc tế, phòng xử lý số liệu…Tuy nhiên, hiện nay các phòng ban này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của mình một cách độc lập, khi có nghiệp vụ phát sinh, nhân viên phòng thanh toán quốc tế phải liên hệ kiểm tra với từng phòng ban, như vậy làm cho việc xử lý trở nên chậm chạp và khó kiểm soát.

Phòng quản lý tín dụng và phòng quan hệ khách hàng không cập nhật kịp thời các thông tin liên quan đến việc thay đổi hạn mức, lãi suất… của khách hàng dẫn đến việc tờ trình thẩm định của phòng thanh toán quốc tế bị sai, vượt thẩm quyền quyết định của phòng. Như vậy rủi ro cho ngân hàng có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để có cách nhìn một cách hệ thống về những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng OCB Hà Nội, chương hai đã tập trung phân tích thực trạng và đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứn từ tại ngân hàng này.

Chương 2 đã giới thiệu một vài nét khái quát về chi nhánh cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung. Trên cơ sở lý thuyết về tín dụng chứng từ đã được đề cập ở chương 1, chương 2 đi sâu nghiên cứu những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại OCB Hà Nội trong thời gian từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2014. Từ những thực trạng đó, luận văn cũng đã có được những đánh giá về mặt tích cực và hạn chế, tìm ra nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của những rủi ro : như năng lực tài chính của NHNo còn yếu, trình độ nghiệp vụ và vận dụng UCP của thanh toán viên chưa tốt, trình độ công nghệ ngân hàng thấp kém, hạn chế về ngân hàng đại lý…. Đây chính là những tiền đề cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị ở chương ba.

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần làm hạn chế, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nói chung cũng như của lĩnh vực tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w