Năm 2012, mặc dù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song chi nhánh OCB Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực
2.2.2. Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nộ
Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ở OCB – Chi nhánh Hà Nội bên cạnh việc sử dụng các văn bản pháp luật quốc tế, luật quốc gia, còn được chỉ đạo bởi các quy định trong thanh toán tín dụng chứng từ được ban hành bởi NHTMCP Phương Đông, trên cơ sở các văn bản pháp luật khác, trong đó nhấn mạnh đến việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán tín dụng chứng từ đã được ban hành và vận hành trên toàn hệ thống OCB.
2.2.2. Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội Đông chi nhánh Hà Nội
2.2.2.1. TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu
Đối với L/C xuất khẩu, công việc của OCB - Hà Nội có phần nhẹ nhàng hơn, bởi Sở Giao dịch NHTMCP Phương Đông luôn là đầu mối thực hiện các giao dịch với ngân hàng nước ngoài. Tất cả các L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về trước khi chuyển đi các chi nhánh đều được Sở giao dịch NHTMCP Phương Đông kiểm tra, xác thực. Hiện nay, nghiệp vụ phát hành L/C tại ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các loại L/C thông thường như Thư tín dụng XNK, Thư tín dụng dự phòng và Thư tín dụng trả chậm có điều khoản trả ngay. Ngân hàng chưa thực hiện và phát hành các loại L/C đặc biệt như : L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng… Ngân hàng tuy có nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng, nhưng thực tế cho đến nay, số lượng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thực hiện rất ít. Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng diễn ra sôi động, gây được niềm tin, uy tín đối với khách hàng.
Bảng 2.4. Doanh số TTQT hàng xuất tại OCB Hà Nội
Đơn vị: Nghìn USD
Chuyển
tiền xuất Nhờ thu xuất xuấtL/C Tổng xuất L/C xuất/Tổng xuất
2011 884 34 221 1.141 19,4 %
2012 856 94,7 461 1.412 32,65 %
2013 1.331 87 379 1.800 21,06 %
06/2014 604,5 54 396 1.056 37,5 %
(Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ - OCB Hà Nội )
Tổng doanh số hàng xuất luôn tăng qua các năm từ 2011 – 06/2014, trong đó doanh số thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất có sự biến động đáng kể trong giai đoạn này. Năm 2011, doanh số L/C xuất ra là 221 nghìn USD, chiếm gần 20% tổng doanh số xuất khẩu. Đến năm 2012, con số này chiếm hơn 30% tổng doanh số trước khi sụt giảm đáng kể vào năm 2013, xuống còn 379 nghìn USD. Sáu tháng đầu năm 2014, doanh số hàng xuất đã có sự phục hồi nhẹ, tỷ trọng trong tổng doanh số xuất đã được cải thiện, chiếm lên đến 37,5% trong doanh số tổng.
Có thể nhận thấy đối với thanh toán XK, hình thức chuyển tiền chiếm khá lớn 49%, như vậy nhu cầu khách hàng chiết khấu công cụ chuyển nhượng (hối phiếu) là có tiềm năng hơn so với sử dụng L/C. Hơn nữa, trong cuối năm 2013 – đầu năm 2014, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp chỉ muốn mau chóng thu tiền hàng chỉ chuẩn bị sản xuất tiếp nên đa số doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn phương thức thanh toán bằng chuyển tiền thay vì L/C, do vậy mà giai đoạn này doanh số xuất L/C không tăng mạnh. Việc thắt chặt tín dụng ngân hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chững lại của các hoạt động xuất nhập khẩu, khiến việc mở L/C cho nhà nhập khẩu cũng bị ngưng lại.
Sơ đồ 2.2. So sánh thị phần L/C xuất khẩu của một số ngân hàng
(Nguồn: Phòng kế toán – quỹ OCB Hà Nội)
Theo số liệu thống kê qua các năm, 4 NHTM lớn nhất (Agribank, VCB, Vietinbank, BIDV) cũng là 4 ngân hàng chiếm thị phần TTQT lớn nhất trên thị trường. So sánh với các NHTM này, thị phần L/C xuất khẩu của NHMTCP OCB trong thời gian qua chỉ đạt 3.2% trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm nhẹ so với cuối năm 2013 là 0,2%. Sở dĩ OCB gặp phải khó khăn này là vì trong thời gian qua, nhằm vực dậy vị thế đi đầu trong cho vay xuất khẩu, các ngân hàng như Vietcombank đã nỗ lực hết sức, tập trung nguồn lực để duy trì, phát triển thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng. Với việc các ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính và vị thế mạnh, những khó khăn trong cạnh tranh của OCB Hà Nội đối với lĩnh vực này sẽ rất lớn mặc dù những nỗ lực của ngân hàng trong việc đảm bảo chất lượng và uy tín trong cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, so với các ngân hàng cùng quy mô thi OCB là một trong những ngân hàng có uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế.
2.2.2.2. TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu
Hoạt động phát hành và thanh toán L/C rất sôi động, tăng đều từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt trong năm 2012, mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khó khăn nhưng hoạt động phát hành và thanh toán L/C vẫn tăng mạnh, với số lượng giao dịch lớn, thể hiện sự tin tưởng của nhà nhập khẩu đối với ngân hàng.
Tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh OCB Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Giá trị L/C được mở qua giai đoạn 2011 – 06/2014
Đơn vị : Nghìn USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 06/2014
Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền
So với năm trước (%) 218,6 189,9 103,2 118,7 50,5 49.4
Trả ngay 68 415 167 789 162 980 85 397
So với năm trước (%) 134,1 190,1 87,1 124,2 52,5 40,5
Trả chậm < 1 năm 18 101 21 191 32 183 13 177
So với năm trước (%) 116,7 189,1 152,4 95,8 40,6 96,7
(Nguồn: Báo cáo KQHĐ OCB – Hà Nội)
Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được OCB Hà Nội quan tâm và liên tục nâng cao hiệu quả hoạt động này. Năm 2009, hoạt động thanh toán tại OCB Hà Nội đó có những kết quả đáng khích lệ. Với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ phận thanh toán quốc tế mà số lượng L/C được mở là 86 món với tổng trị giá gần 600 nghìn USD, trong đó L/C trả ngay là 68 món với trị giá là 415 nghìn USD chiếm gần 80% tổng L/C nhập khẩu.
Bước sang năm 2012, hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng L/C có sự gia tăng đáng kể mặc dù nền kinh tế có những bất lợi nhất định. Số món L/C được mở là 188 món với trị giá là 980 nghìn USD tăng 89,9% so với năm 2011. Trong đó L/C trả ngay có 167 món với trị giá gần 789 nghìn USD tăng gấp ba lần năm 2009 và chiếm hơn 80% tổng L/C nhập khẩu. Năm 2012, toàn hệ thống OCB thực hiện thanh toán quốc tế qua SWIFT là 4.400 điện, riêng OCB – Hà Nội là 1.200 điện.Tất cả đều được thực hiện kiểm tra và xử lý đúng quy trình, an toàn và thông suốt, với tỷ lệ điện chuẩn được xử lý tự động tại ngân hàng nước ngoài ngày càng cao.
Tuy nhiên, bước sang năm 2013, số lượng L/C được mở có xu hướng chững lại, chỉ có 194 món, trong đó số L/C trả ngay giảm sút so với năm 2012. Điều này là do sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn trên thị trường và khó khăn chung của nền kinh tế khi các doanh nghiệp đều dè chừng với các loại hình tín dụng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, số L/C được mở cũng mới đạt gần 50% so với kết quả cuối năm 2013, tổng số món L/C là 98 món.
Mặt khác trên thực tế, khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại L/C không huỷ ngang, còn các loại hình L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết để sử dụng loại hình đó. Do vậy, chi nhánh cần có chính sách đa dạng các loại hình L/C cho phù hợp với các đối tượng khách hàng và bối cảnh nền kinh tế.
Phương thức tín dụng chứng từ nhập chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ doanh số thanh toán hàng nhập, tuy nhiên lại ổn định và đang tăng trưởng đều đặn, đóng góp ngày càng lớn vào toàn bộ doanh số TTQT hàng nhập tại chi nhánh. Tuy nhiên so với phương thức chuyển tiền thì vẫn còn khoảng cách lớn.
Sơ đồ 2.3.Tỷ trọng L/C nhập trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập
Đơn vị: %
( Nguồn : Báo cáo KQHĐ OCB – Hà Nội)
So với các phương thức khác thì L/C nhập vẫn là phương thức an toàn và có độ rủi ro đối với nhà xuất khẩu thấp nhất. Đối tượng khách hàng mở nhập khẩu tại chi nhánh chủ yếu là các khách hàng quen thuộc, số lượng khách hàng mới không nhiều một phần do chi nhánh chưa có chiến lược marketing quảng bá. Nhiều khách hàng đến giao dịch nhưng giá trị mở L/C không lớn, một phần bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực tài chính hạn chế, không thể nhập một lượng hàng hóa cùng lúc mà họ cần thời gian để tiêu thụ lô hàng vừa nhập khẩu để quay vòng vốn. Đây cũng là một đặc điểm mà chi nhánh cần chú ý để có chiến lược khách hàng cụ thể.
Hiện nay, chi nhánh chủ yếu thanh toán cho các lô hàng nhập khẩu bằng phương thức L/C thuộc các mặt hàng ván nhân tạo sử dụng để sản xuất bàn, tủ, ghế, kéo, lưng, kệ…và sản phẩm kính an toàn và tiết kiệm năng lượng dùng trong kiến trúc xây dựng và nội thất như kính phản quang, bên cạnh đó là các loại vật tư sử dụng để sản xuất máy biến áp phân phối cho các công ty điện lực trong nước và xuất khẩu – gia công, lắp đặt các thiết bị cơ khí chẳng hạn như dầu cách điện, dây điện từ, các thiết bị điều khiển tự động như cân điện từ, đèn quang báo…
Sơ đồ 2.4. So sánh thị phần L/C nhập khẩu của một số ngân hàng
Đơn vị: %
Nhìn vào sơ đồ, ta thấy so với các “ông lớn” trên thị trường cho vay nhập khẩu thì ngân hàng OCB trong thời gian qua đã có những nỗ lực rất lớn. Trong giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014, thị phần cho vay L/C nhập khẩu đã có mức tăng nhẹ mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và những khó khăn chung của nền kinh tế.