Trong lễ kỷ niệm Thánh quan thày nhà thờ xứ Sapa giáo xứ Sapa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H'Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai (Trang 51)

đều chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc H‟Mông. Tín đồ Công giáo ở giáo xứ Sapa chủ yếu là người H‟Mông Đen bởi trang phục của họ sử dụng là màu chàm thẫm (gần như đen) là màu nền, màu chủ đạo, màu đỏ, vàng hay trắng chỉ xuất hiện ở các dải hoa văn. Riêng thường phục của nam giới người H‟Mông Đen chỉ một màu duy nhất là màu chàm đen. Trong múa hát dâng hoa, các con hoa mặc trang phục truyền thống ấy thay cho trang phục của Công giáo được du nhập vào Việt Nam. Một số lời bài hát trong múa hát dâng hoa cũng được chuyển thể sang tiếng H‟Mông, mang âm điệu và sắc thái của núi rừng Tây Bắc.

Có thể nói, múa hát dâng hoa là một phần không thể thiếu trong nghi lễ của Công giáo, nhưng ở mỗi vùng miền lại mang âm hưởng, sắc thái khác nhau. Giai điệu, tiết tấu và đặc trưng về trang phục đã tạo nên sự khác biệt chỉ có ở người Công giáo H‟Mông giáo xứ Sapa.

2.3. Trong lễ kỷ niệm Thánh quan thày nhà thờ xứ Sapa - giáo xứ Sapa Sapa

Lễ kỷ niệm Thánh quan thày xứ đạo là một hình thức hội làng Công giáo có từ rất lâu ở Việt Nam. Trong công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam, các giáo sĩ ngoại quốc đồng thời đưa mô hình tổ chức Giáo hội vào Việt Nam để thiết lập từng bước. Tổ chức xứ đạo là tổ chức cơ sở trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo. Thời kỳ đầu truyền giáo đến nửa cuối thế kỷ XVIII, xứ đạo là một vùng rộng lớn bao gồm một huyện hoặc một vài huyện và không theo địa giới hành chính cụ thể. Trải qua thời gian khi số lượng tín đồ ngày càng phát triển, nhiều xứ

đạo mới ra đời trên cơ sở tách ra từ một xứ đạo gốc. Trong quá trình truyền giáo, các giáo sĩ dần dần lấy làng, xã làm địa giới lập xứ, họ đạo tạo nên làng Công giáo.

Là một loại hình làng Việt, làng Công giáo vì vậy vừa có những đặc điểm chung lại vừa chứa đựng những yếu tố do đặc trưng riêng của đạo Công giáo. Các giáo sĩ khi chọn làng Việt để làm địa giới cho xứ họ đạo đã lồng ghép tổ chức xứ họ đạo vào tổ chức làng Việt truyền thống. Tín đồ Công giáo vẫn chịu sự chi phối của văn hóa truyền thống Việt Nam, cụ thể là văn hóa làng với những lễ thức sinh hoạt hội hè truyền thống vốn đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

Ở làng Công giáo, tên làng được đặt cho tên xứ, tên nhà thờ, có thể kể đến như: Làng Phú Nhai – xứ Phú Nhai – nhà thờ Phú Nhai, làng Phát Diệm – xứ Phát Diệm – nhà thờ Phát Diệm. Về điểm này đúng với giáo xứ Sapa, cụ thể: thị trấn Sapa – xứ Sapa – nhà thờ Sapa, xã Lao Chải – họ Lao Chải – nhà thờ Lao Chải, xã Hầu Thào – họ Hầu Thào – nhà thờ Hầu Thào, thôn Lý – nhà thờ thôn Lý.

Thánh quan thày của xứ họ đạo vì vậy được đồng nghĩa với thánh quan thày làng đạo. Lễ thánh quan thày của xứ họ đạo cũng có nghĩa là lễ thánh quan thày của làng đạo. Lễ thánh quan thày xứ đạo tương đương như một lễ hội bao gồm phần Lễ và phần Hội. Lễ hội Công giáo thường được diễn ra trong khuôn viên nhà xứ, ít có lễ hội vượt ra khỏi làng Công giáo - xứ đạo. Trong lễ hội, nhà thờ là trung tâm điểm. Không gian nhà thờ là không gian thiêng của làng Công giáo - xứ đạo.

Ngày lễ thánh quan thày thường được tổ chức náo nhiệt, vui tươi trong xứ họ đạo. Đức Mẹ Mân Côi chính là bổn mạng của giáo xứ Sapa. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 7 tháng 10 giáo xứ Sapa lại tổ chức kỷ niệm ngày lễ Thánh quan thầy một cách trọng thể. Thánh lễ được tổ chức vào tháng Hoa nên rước kiệu và dâng hoa là phần không thể thiếu. Từ trẻ nhỏ đến người già sốt sáng tham dự thánh lễ trong không khí hân hoan, cảm tạ Thánh quan thày - Đức Maria - bổn mạng của giáo xứ Sapa. Ngoài thánh lễ chính, cộng đoàn giáo xứ còn tổ chức các tiết mục văn nghệ, trò chơi cho giới trẻ với các bài ca, điệu nhạc réo rắt. Trước đây, vì một số lý do chiếc khèn là đạo cụ không được phép sử dụng đặc biệt trong nghi thức Công giáo, nhưng hiện nay đã được dùng trong giao lưu văn nghệ ở cộng đồng giáo xứ. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng từng bước ngày càng rõ nét của văn hóa H‟Mông đến sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo H‟Mông ở giáo xứ Sapa hiện nay.

Ngày 30 tháng 10 năm 2010, giáo xứ Sapa tổ chức cuộc rước kiệu rất trọng thể và dâng hoa kính Đức Mẹ sau thánh lễ buổi tối tại lễ đài trong khuôn viên nhà thờ, kết thúc tháng kính Đức Mẹ Mân Côi. Thánh lễ do Giám mục Gioan Maria Vũ Tất chủ tế, cùng đồng tế có linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình quản xứ Sapa và linh mục Giuse Nguyễn Văn Cường phó xứ Lào Cai. Trong thánh lễ, Giám mục Gioan Maria đã cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo cho 8 dự tòng, trong đó có tới 7 người là người H‟Mông, chứng hôn cho 9 cặp hôn phối. Cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ liền sau thánh lễ với sự tham dự của đông đảo quan khách thập phương, sau đó các đội dâng hoa của 3 họ, đại diện cho cả cộng đoàn dâng những đóa hoa, ngọn nến… cùng những lời ca, điệu nhạc dâng lên vị bổn mạng

giáo xứ - Đức Mẹ Mân Côi để cầu mong những điều tốt lành cho toàn thể giáo xứ.

Mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ Thánh quan thày của xứ đạo Sapa, các tín đồ Công giáo ở đây đều hăng hái chuẩn bị từ rất sớm các công việc như: sửa sang nhà thờ xứ, trang hoàng nhà thờ, nhà xứ, dựng cổng chào, chăng hoa, kết đèn, tập dượt các nghi thức, nghi lễ…

Ngày lễ kỷ niệm Thánh quan thầy mỗi họ đạo, xứ đạo là một ngày lễ lớn trong năm nhằm tôn vinh, cảm tạ và cầu xin những điều tốt lành cho toàn thể cộng đoàn Công giáo. Nó không chỉ thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung mà còn là dịp để bộ phận các dân tộc nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như người H‟Mông ở Sapa thể hiện những nét đặc trưng vốn có về văn hóa của mình. Từ đó bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tộc người trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H'Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)